Danh mục

Phân tích tài chính Bài 8 THỜI GIÁ TIỀN TỆ VÀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.02 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân tích tài chính Bài 8 THỜI GIÁ TIỀN TỆ VÀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN MỤC TIÊU Bài này giới thiệu về thời giá tiền tệ và hướng dẫn cách sử dụng thời giá tiền tệ như là một công cụ phân tích quan trọng trong tài chính. Đọc xong bài này bạn có thể: • • • • Nắm vững được khái niệm thời giá tiền tệ bao gồm khái niệm giá trị tương lai và giá trị hiện tại của một số tiền và của một dòng tiền. Biết cách tính toán và xác định giá trị tương lai và giá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tài chính Bài 8 THỜI GIÁ TIỀN TỆ VÀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 8 2007-08 THỜI GIÁ TIỀN TỆ VÀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN MỤC TIÊU Bài này giới thiệu về thời giá tiền tệ và hướng dẫn cách sử dụng thời giá tiền tệ như là một công cụ phân tích quan trọng trong tài chính. Đọc xong bài này bạn có thể: • Nắm vững được khái niệm thời giá tiền tệ bao gồm khái niệm giá trị tương lai và giá trị hiện tại của một số tiền và của một dòng tiền. • Biết cách tính toán và xác định giá trị tương lai và giá trị hiện tại của một số tiền và của một dòng tiền. • Biết cách ứng dụng các khái niệm về thời giá tiền tệ khi phân tích và ra quyết định trong nhiều tình huống do thực tiễn đặt ra. • Cuối cùng, đọc bài này còn giúp bạn hiểu và biết được những ứng dụng của mô hình chiết khấu dòng tiền (Discounted cash flows model – DCF). TÌNH HUỐNG MINH HỌA KHÁI NIỆM Trước khi xem xét khái niệm thời giá tiền tệ và cách xác định giá trị tương lai và giá trị hiện tại, chúng ta thử phân tích tình huống có tính chất giả định sau đây. Giả sử bây giờ bạn bỏ ra một số tiền là 1 triệu đồng và gửi vào ngân hàng với lãi suất là 10%. Một năm sau khi đáo hạn, số tiền gốc và lãi bạn nhận được sẽ là 1(1+10%) = 1,1 triệu đồng. Số tiền lãi tăng lên chỉ có 0,1 triệu đồng khiến bạn không cảm nhận được rõ ràng giá trị của đồng tiền theo thời gian. Bây giờ, thay vì gửi trong thời hạn một năm, bạn gửi số tiền đó trong thời hạn 300 năm. Bạn di chúc cho thế hệ mai sau rằng, đến khi đáo hạn, cả tiền gốc và lãi nhận được chia đều cho dân số Việt Nam ước tính sẽ tăng lên gấp đôi sau 300 năm nữa. Hỏi mỗi người dân lúc ấy nhận được bao nhiêu tiền? Câu trả lời là mỗi người dân sẽ có khoảng 16,3 tỷ đồng! Ví dụ có tính chất giả định này cho thấy được sức mạnh của giá trị đồng tiền theo thời gian (time value of money) hay thường được gọi vắn tắt là thời giá tiền tệ. Thời giá tiền tệ là gì? Nói một cách đơn giản, thời giá tiền tệ là giá trị của đồng tiền ở một điểm thời gian hay một thời điểm nào đó. Như vậy, thời giá tiền tệ gắn liền với thời gian và giá trị. Xét về thời gian, dĩ nhiên có rất nhiều thời điểm khác nhau nhưng nhìn chung khi bàn đến thời điểm người ta có thể chia ra thành ba thời điểm quá khứ, hiện tại và tương lai. Thế nhưng, trong tài chính người ta thường quan tâm đến hiện tại và tương lai hơn là quá khứ. Do đó, khái niệm thời giá tiền tệ bao gồm giá trị trương lai (future value) và giá trị hiện tại (present value) của một số tiền hoặc của một dòng tiền. Bạn không bao giờ nghe nói đến giá trị quá khứ của đồng tiền cả. Về mặt giá trị, giá trị đồng tiền ở những thời điểm khác nhau là khác nhau. Điều này xảy ra là do chi phí cơ hội của đồng tiền. Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do đồng tiền không được sử dụng vào mục tiêu sinh lợi. Điều này cũng đồng nghĩa với giá trị của đồng tiền sẽ cao hơn nếu nó được sử dụng vào mục tiêu sinh lợi. Theo ý nghĩa này thì một đồng tiền ngày hôm nay sẽ có giá trị cao hơn đồng Nguyễn Minh Kiều 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 8 2007-08 tiền ngày mai vì đồng tiền ngày hôm nay được sử dụng vào mục tiêu sinh lợi trong khi đồng tiền ngày mai chưa thể sử dụng. Phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách sử dụng và tính toán xác định hai khái niệm căn bản của thời giá tiền tệ là giá trị tương lai và giá trị hiện tại của một số tiền và của một dòng tiền. THỜI GIÁ TIỀN TỆ CỦA MỘT SỐ TIỀN Giá trị tương lai của một số tiền Giá trị tương lai của một số tiền là giá trị ở thời điểm tương lai của số tiền đó. Do vậy, giá trị tương lai của một số tiền nào đó chính là giá trị của số tiền đó ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó sinh ra trong khoảng thời gian từ hiện tại cho đến một thời điểm trong tương lai. Số tiền lãi sinh ra trong khoảng thời gian từ hiện tại cho đến tương lai nhiều hay ít tùy thuộc vào lãi suất và cách tính lãi. Có hai cách tính lãi, thường được gọi là lãi đơn (simple interest) và lãi kép (compound interest). Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Công thức tính lãi đơn như sau: SI = PV(i)(n), trong đó SI là lãi đơn, PV là số tiền gốc, i là lãi suất của kỳ hạn và n là số kỳ hạn tính lãi. Lãi kép là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Nó chính là lãi tính trên lãi, hay còn gọi là ghép lãi (compounding). Khái niệm lãi kép rất quan trọng vì nó có thể ứng dụng để giải quyết rất nhiều vấn đề trong tài chính. Điều đáng chú ý là phần lớn các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong tài chính liên quan đến thời giá tiền tệ đều được xây dựng trên nền tảng lãi kép thay vì lãi đơn. Lý do là lãi kép phản ánh chính xác hơn chi phí cơ hội của đồng tiền. Để xác định giá trị tương lai, chúng ta đặt: PV = giá trị của một số tiền ở thời điểm hiện tại i = lãi suất của kỳ hạn tính lãi n = là số kỳ hạn lãi FVn = giá trị tương lai của số tiền PV ở thời điểm n nào đó của kỳ hạn lãi. Giá trị tương lai của số tiền PV qua mỗi kỳ hạn tính lãi được xác định như sau: FV1 = PV + PV(i) = PV(1+i) FV2= FV1 + FV1i = FV1(1+i) = PV(1+i)(1+i) = PV(1+i)2 ……… FVn = PV(1+i)n (8.1) Công thức (8.1) giúp chúng ta có thể xác định giá trị tương lai của một số tiền. Ví dụ 1 dưới đây minh họa khái niệm giá trị tương lai và cách tính lãi đơn, lãi kép cũng như giá trị tương lai của một số tiền. Nguyễn Minh Kiều 2 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: