Danh mục

Phân tích ứng suất biến dạng của đất đá xung quanh hai đường hầm khi có sự thay đổi điều kiện bề mặt đất

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 619.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu sự biến đổi cơ học xung quanh các đường hầm có mặt cắt ngang khác nhau trong điều kiện địa hình biến đổi trên cơ sở phần mềm số. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cả hai trường hợp nghiên cứu cụ thể như trong bài viết, mặt cắt ngang đường hầm phù hợp có dạng hình vòm móng ngựa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ứng suất biến dạng của đất đá xung quanh hai đường hầm khi có sự thay đổi điều kiện bề mặt đất . 277 PHÂN TÍCH ỨNG SUẤT BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT ĐÁ XUNG QUANH HAI ĐƢỜNG HẦM KHI CÓ SỰ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN BỀ MẶT ĐẤT Trần Tuấn Minh1,3*, Đặng Trung Thành1, Nguyễn Duyên Phong1, Đỗ Quang Tuấn2 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất; 2Viện Công nghiệp Môi trường; 3Nhóm nghiên cứu GCMS *Tác giả chịu trách nhiệm: trantuanminh@humg.edu.vnTóm tắt Sự phát triển mạnh mẽ của các tuyến đường ở Việt Nam để phát triển cơ sở hạ tầng ở cácvùng miền của đất nước đang được diễn ra mạnh mẽ. Do đặc điểm địa hình các tuyến đường điqua khu vực vùng núi nên quá trình xây dựng các đường hầm xuyên núi để giảm chiều dài tuyến,tránh khu vực đèo hiểm trở là cần thiết. Việc xây dựng các đường hầm giao thông xuyên núicũng như các đường hầm tàu điện ngầm thường sử dụng hai đường hầm song song để tăng nănglực vận tải cũng như thuận tiện trong quá trình vận hành các đường hầm. Hiện nay, các bài toánphân tích hai đường hầm thường sử dụng các giả thiết cho các đường hầm mặt cắt ngang tròntrong môi trường đàn hồi, đồng nhất đẳng hướng bề mặt đất được giả thiết là bằng phẳng, haiđường hầm trong bán không gian vô hạn. Tuy nhiên, trên thực tế các đường hầm thường có cácdạng mặt cắt ngang khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của đường hầm cũng như côngnghệ khai đào các đường hầm. Trên thực tế, điều kiện địa chất thì biến đổi rất phức tạp khôngtuân theo quy tắc đàn hồi, đồng nhất đẳng hướng. Mặt cắt ngang đường hầm có thể là hình vòm,hình vòm móng ngựa, chữ nhật cong, elip, ôvan và các dạng hình dạng khác. Điều kiện bề mặtđịa hình khu vực có những thay đổi không phải là bằng phẳng giống như các bài toán lý thuyếtđơn giản hoá. Điều này đòi hỏi phải có các nghiên cứu chuyên sâu để đảm bảo hiệu quả công táckhai đào, chống giữ và sử dụng các đường hầm. Bài báo tìm hiểu sự biến đổi cơ học xung quanhcác đường hầm có mặt cắt ngang khác nhau trong điều kiện địa hình biến đổi trên cơ sở phầnmềm số. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cả hai trường hợp nghiên cứu cụ thể như trong bàibáo, mặt cắt ngang đường hầm phù hợp có dạng hình vòm móng ngựa.Từ khóa: đường hầm song song; sườn dốc; hầm không tròn; neo; bê tông phun; mô hình số.1. Khái quát chung Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở các khu vực trên thế giới trong đó có Việt Nam dẫnđến sự thay đổi tích cực của cơ sở hạ tầng, giao thông trong các khu vực giữa miền núi với miềnxuôi, đồng bằng với thành phố đô thị. Các đường hầm giao thông xuyên núi, hệ thống tàu điệnngầm ngày càng được quan tâm chú trọng và xây dựng nhiều tại nhiều quốc gia, trong đó có ViệtNam (Nguyễn Quang Phích, 2007, 2020; Đỗ Ngọc Thái, 2020, 2021; Do Ngoc Anh, 2016, 2021và các nhà khoa học khác). Việc phân tích, tính toán các đường hầm đôi đã được nhiều nhà khoahọc quan tâm. Họ thường giả thiết bài toán đường hầm đôi trong môi trường bán không gian vôhạn, mặt cắt ngang đường hầm tròn (Nguyễn Quang Phích, 2007; Võ Trọng Hùng, 2006), (DoNgoc Anh, 2014, 2020; Đỗ Ngọc Thái, 2020). Với các dạng mặt cắt ngang đường hầm khôngtròn thường được giải quyết bằng phương pháp hàm biến phức, chuyển đổi mặt cắt tương đương(N.S. Bulutrev, 1994 và Fotieva N.N, 1996). Các bài toán thường là dạng xem xét sự thay đổinội lực, sự biến đổi cơ học (vùng biến dạng dẻo, vùng phân bố áp lực) xung quanh các đườnghầm này (Do Ngoc Anh, 2021 và Đỗ Ngọc Thái 2020. Thời gian gần đây, việc khai đào cácđường hầm trong đô thị bằng công nghệ khiên đào phổ biến thì các bài toán xem xét đến lún sụtbề mặt do thi công đường hầm đơn và hầm đôi cũng được quan tâm nhiều hơn (Do Ngoc Anh,2020; Đỗ Ngọc Thái 2021). Hiện nay công nghệ và phần mềm phát triển, các phần mềm số ngày càng được sử dụng rộngrãi mang lại những hiệu quả cao trong công tác thiết kế các đường hầm (Do Ngoc Anh, 2016;Tran Tuan Minh, 2015). Các phần mềm chuyên dụng hiện nay có thể được chia ra ở các nhómphân tích khác nhau như: các phương pháp phân tích biến dạng không liên tục DDA278(Discontinuous Deformation Analysis), phần tử hữu hạn FEM (Finite Element Method), sai phânhữu hạn DEM (Different Element Method), phần tử biên BEM (Boundary Element Method). Ưuđiểm của nhóm phương pháp này là mô hình được sát với điều kiện thực tế, kể được cùng lúcnhiều yếu tố ảnh hưởng của điều kiện địa chất, địa chất thủy văn công trình khu vực xây dựngđường hầm. Không những vậy, chúng còn có thể mô phỏng cho cả các quá trình thi công, cácbước thi công và quá trình lắp đặt các kết cấu chống giữ các đường hầm. Trong bài báo này sẽ điphân tích sự biến đổi cơ học, tính ổn định của hai đường hầm với các dạng mặt cắt ngang tròn,vòm một tâm tường thẳng và hình vòm móng ngựa.2. Mô hình cho bài toán phân tích2.1. Thiết lập mô hình Xem xét một trường hợp thực tế bao gồm hai đường hầm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: