Danh mục

Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ khu vực đà nẵng, chương 20

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.58 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua quá trình phân tích đặc điểm kết cấu của tàu đánh cá tại Đà Nẵng, tôi thấy kết cấu ở đây có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, nó còn tồn tại nhiều kết cấu chưa hợp lý, còn dư bền, dẫn tới tốn vật liệu, chi phí đóng mới tăng cao, tốc độ của tàu còn thấp. Từ kết quả tính toán thiết kế kết cấu và sức bền tàu ta rút ra nhận xét: Ứng suất xuất hiện trong sức bền chung và sức bền cục bộ thân tàu vẫn nhỏ hơn nhiều so với ứng suất giới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ khu vực đà nẵng, chương 20 1 Chương 20: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1 KẾT LUẬN. Qua quá trình phân tích đặc điểm kết cấu của tàu đánh cá tại Đà Nẵng, tôi thấy kết cấu ở đây có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, nó còn tồn tại nhiều kết cấu chưa hợp lý, còn dư bền, dẫn tới tốn vật liệu, chi phí đóng mới tăng cao, tốc độ của tàu còn thấp. Từ kết quả tính toán thiết kế kết cấu và sức bền tàu ta rút ra nhận xét: Ứng suất xuất hiện trong sức bền chung và sức bền cục bộ thân tàu vẫn nhỏ hơn nhiều so với ứng suất giới hạn để kiểm tra. Điều này có nghĩa hệ số thừa bền trong phương pháp thiết kế kết cấu theo quy phạm kết hợp với những kinh nghiệm của dân gian tuy có ưu điểm hơn kết cấu tàu đóng kinh nghiệm dân gian nhưng vẫn chưa phải là hợp lý nhất. Kết quả tính toán cho ta thấy tàu thiết kế đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện hoạt động, do đó có thể đưa vào đóng mới. 4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. Qua thời gian thực hiện đề tài em xin có một số đề xuất như sau: 2 Vùng quy định áp dụng của Quy phạm rất rộng, do đó để lựa chọn và thiết kế được các kết cấu có đủ độ bền mà tiết kiệm vật liệu đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm thực tế mà trong quá trình học tập sinh viên vẫn chưa có được. Do đó cần xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi, đi sâu hơn vào kết cấu tàu cá của Việt Nam nhằm tạo ra TCVN về tàu cá đồng bộ hơn và với vùng áp dụng nhỏ hơn. Cần phát huy sự tìm tòi, tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, để họ thiết kế ra những con tàu tốt, vừa đảm bảo an toàn cho tàu và người đi biển vừa hoạt động có hiệu quả và kinh. Từ đó thuyết phục được người dân làm theo góp phần vào việc cải thiện và nâng cao đội tàu đánh cá Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 6718: 2000, Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển. Nhà xuất bản HÀ NỘI-2000 2. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 7111:2002, Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ. Nhà xuất bản NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-2000 3. Trần Gia Thái, Bài giảng kết cấu thân tàu, Đại Học Nha Trang. 4. Trần Gia Thái, Bài giảng sức bền thân tàu, Đại Học Nha Trang. 3 5. Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hướng dẫn đăng kiểm, đăng ký tàu cá, Nhà xuất bản GIAO THÔNG VẬN TẢI. 6. Trương Văn Phương (2006), thiết kế kết cấu tàu chở hàng khô vỏ thép, trọng tải 2000 tấn, Đồ án tốt nghiệp, Đại Học Thủy Sản. 7. Lê Công Sơn (2000), Phân tích kết cấu cơ bản và đánh giá độ bền cho một tàu khai thác xa bờ, vỏ gỗ được đóng tại Nha Trang năm 1999-2000, Đồ án tốt nghiệp, Đại Học Thủy Sản. 8. Nguyễn Xuân Hùng (2003), Phân tích đặc điểm kết cấu và trang bị trên tàu cá vỏ gỗ ở khu vực Nha Trang theo yêu cầu của quy phạm, Đồ án tốt nghiệp, Đại Học Thủy Sản. 9. Lê Hữu Giang (2004), Tìm hiểu và vẽ mô phỏng các chi tiết kết cấu chính của một tàu gôc đang hoạt động, Chuyên đề tốt nghiệp, Đại Học Thủy Sản.

Tài liệu được xem nhiều: