Lụa đào là lụa hồng, rất đẹp rất quý. So sánh "Thân em như tấm lụa đào", o thôn nữ tự hào về nhan sắc xinh đẹp của mình, một vẻ đẹp mơn mởn đào tơ. Câu thứ hai biểu lộ nỗi niềm băn khoăn, bâng khuâng của thiếu nữ về chuyện tình duyên, chuyện gia thất tương lai: "Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". "Ai" là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, là anh trai cày xóm dưới làng trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ý nghĩa và tính biểu cảm hai bài ca dao: "Thân em như tấm lụa đào" và "Thân như củ ấu gai". CA DAO Phân tích ý nghĩa và tính biểu cảm hai bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào và Thân như củ ấu gai. Bài làm 1. Có biết bao bài ca dao nói về thân em, nói về thân phậncuộc đời của cô gái nơi thôn xóm đồng quê, sau bờ dâu ruộnglúa: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Lụa đào là lụa hồng, rất đẹp rất quý. So sánh Thân em nhưtấm lụa đào, o thôn nữ tự hào về nhan sắc xinh đẹp của mình,một vẻ đẹp mơn mởn đào tơ. Câu thứ hai biểu lộ nỗi niềm bănkhoăn, bâng khuâng của thiếu nữ về chuyện tình duyên, chuyệngia thất tương lai: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai . Ai làđại từ nhân xưng phiếm chỉ, là anh trai cày xóm dưới làng trên.Câu hỏi thể hiện ít nhiều băn khoăn. Ngày xưa, cha mẹ đặt đâucon ngồi đó, không có chuyện tự do yêu đương, nên cô gái đếntuổi cập kê mới có nỗi niềm ấy. 2. Bài ca dao thứ hai, cô gái làng quê chân lấm tay bùn, mộcmạc chất phác lại có cách ví von khác: Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Củ ấu gai thường có hai, ba sừng, có nhiều ở đồng sâu,đồng trũng, ao dưới đìa trên. Vỏ ấu thì đen, cơm ấu, ruột ấu thìtrắng. Hai tính từ trắng và đen tương phản. Qua đó, o thôn nữtự hào nói về mình: em đen là đen giòn, vì siêng năng hay lam haylàm, dầm mưa dãi nắng nên nước da em đen; đen mà khoẻmạnh đảm đang, đen mà trinh trắng tâm hồn. Con gái ở đâu, thời nào cũng vậy, có cô mỏng mày hay hạt,cổ kiêu ba ngấn, má phấn môi son, tóc liễu mày ngài,... Cócô lại nước da bánh mật, đen giòn,... Qua cách so sánh, cô gái t ựhào về cái duyên thầm của mình, về tâm hồn của mình. Khônghề có chuyện than thân! Hai câu tiếp theo là tiếng hát, là lời chào mời, vẫy gọi. Rấtchất phác, thật thà, có sao nói vậy: Ai ơi nếm thử mà xem, Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, là anh xã chú nhiêu, làanh tát nước bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen , là anh thợmộc Thanh Hoa đa tài đa tình chạm dê, chạm rồng, chạm gà,chạm đèn... để nàng dệt vải quay tơ... Cũng có thể là chàng traivài năm sau sẽ trèo lên cây bưởi hái hoa... . Chữ nếm thử,nếm ra dùng rất hay, rất mộc mạc chân tình: anh hãy xin mẹcha đem trầu bỏ ngõ, chuẩn bị đôi chiếu, đôi chăn, đôi trằm,quan tám tiền cheo, quan năm tiền cưới, lại đèo thêm buồngcau..., thì lúc đó mới biết rằng em ngọt bùi. Cũng nói vềchuyện kết tóc xe tơ, không hoa mĩ, hoa hoè hoa sói mà mộcmạc, chân thành. Thiếu nữ được nói đến trong bài ca dao rấtđáng yêu quý, có bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp: khoẻ mạnh, chấtphác, hồn hậu, trong trắng. Các tính từ: trắng, ngọt bùi đã nêubật cái duyên thầm thôn nữ. Mần chi có sự than thân. Chúngta hãy đọc lại và suy ngẫm về cách nói và điệu tâm tình của côgái làng quê ngày xưa. Phân tích ý nghĩa và tính biểu cảm của ba bài ca dao: Khăn thương nhớ ai, Ước gì sông rộng một gang và bài Muối ba muối đang còn mặn. Bài làm 1. Một chữ thương, một chữ nhớ trong ca dao dân caViệt Nam từng làm xao xuyến lòng ta, lòng người đã bao lâu nay. Bài ca dao khăn thương nhớ ai gồm có 12 câu: 10 câu thơbốn chữ và 2 câu thơ lục bát nói về tâm trạng của em, của othôn nữ ngày xưa. Khăn, đèn, mắt là ba hình ảnh hoán dụ - ẩndụ, lấy vật thể để tả nội tâm. Nội tâm đó là: thương nhớ, làkhông yên, những lo phiền, là không yên một bề. Nghệthuật sử dụng điệp ngữ rất đặc sắc, đã làm nổi bật tình thươngnhớ, nỗi lo phiền lớp lớp dâng lên trong lòng thiếu nữ, có lúcthao thức thâu canh. Sáu chữ khăn, hai chữ đèn, hai chữmắt; chữ thương, chữ nhớ đều được láy lại năm lần; cácchữ lo, không yên, lo phiền xoắn lại như cuộn tơ vò. Haicâu lục bát cuối bài ca dao vừa làm cho nhịp thơ giãn ra, v ừadiễn tả tiếng thở dài khẽ cất lên trong tâm hồn em: Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề. Một bề ở đây là chuyện tình duyên, chuyện chồng con sắptới. Thương, nhớ, lo, phiền là tâm trạng của em. Có yêu nhiều,có tự ý thức về thân phận mình, tình duyên mình mới có tâmtrạng ấy. Khăn thương nhớ ai là một viên ngọc đẹp trong cadao Việt Nam. 2. Ngày xưa có anh trai cày từng mơ ước: Ước gì anh lấy được nàng, Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây. Xây dọc rồi lại xây ngang, Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân... Bài ca dao này lại nói lên điều mơ ước của thôn nữ: Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. Một cách nói quá, nói giảm thật ý nhị, đậm đà: sông rộngmột gang. Cũng nói đến chuyện bắc cầu. Vì là cầu ái cầuân nên không cần cầu khỉ, câu tre lắt lẻo, câu treo, cầu mây...mà chỉ là cầu dải yếm. Sông rộng một gang thì chỉ cần cầudải yếm là đủ, là vừa, là khéo. Cầu dải yếm là một hình ảnhđộc đáo bậc nhất, trữ tình bậc nhất trong ca dao dân ca. Cáchsông nhưng chẳng phải lụy đò vì đã có cầu dải yếm để anhsang chơi, để đôi ta trao duyên, ước hẹn chuyện trăm năm. Bài ca tuyệt hay nói lên nỗi khát khao tình yêu hạnh phúccủa o thôn nữ xóm Đông thôn Đoài ngày xưa. Khát vọng ấy dạtdào chất nhân văn. Có người nói: chữ rước chứ không phải chữ để. Mongcác em suy ngẫm và cân nhắc xem: Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm rước chàng sang chơi. 3. Bài ca dao sau đây lấy thời gian ba năm, chín tháng,ba vạn sáu nghìn ngày , lấy gừng cay muối mặn để nói vềnghĩa nặng tình dày của đôi ta. Đây là bài ca dao lưu truyền sâurộng trong vùng dân gian Nghệ Tĩnh ngày xưa để ca ngợi vàkhẳng định một lời nguyền sắt son thuỷ chung của lứa đôi, củavợ chồng: Muối ba năm mối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng h ...