Danh mục

Phân vùng chất lượng nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 993.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách và GIS để phân vùng chất lượng nước đầm phá Tam Giang–Cầu Hai. Nghiên cứu sử dụng 26 vị trí quan trắc môi trường trên đầm phá, thời gian thu mẫu là vào các tháng 2, 4, 6, 8 năm 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân vùng chất lượng nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên HuếBài báo khoa họcPhân vùng chất lượng nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai,tỉnh Thừa Thiên HuếNguyễn Huy Anh1*, Nguyễn Đăng Nhã Uyên1, Huỳnh Văn Hồng1 1 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; nhauyen595@gmail.com; anhnh@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: anhnh@hcmunre.edu.vn Ban Biên tập nhận bài: 5/2/2022; Ngày phản biện xong: 16/3/2022; Ngày đăng bài: 25/4/2022 Tóm tắt: Bài báo sử dụng phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách và GIS để phân vùng chất lượng nước đầm phá Tam Giang–Cầu Hai. Nghiên cứu sử dụng 26 vị trí quan trắc môi trường trên đầm phá, thời gian thu mẫu là vào các tháng 2, 4, 6, 8 năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các thông số môi trường nước mặt khu vực nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08–MT: 2015/BTNMT. Cụ thể: giá trị pH từ 6,8 ÷ 8,4, TSS có giá trị từ 2 ÷ 26,8 mg/l, nồng độ COD là 9 ÷ 16,6 mg/l, giá trị BOD5 từ 1 ÷ 4,5 mg/l; NH4+ từ 0,016 ÷ 0,201 mg/l. Kết quả phân vùng chất lượng nước theo phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách (IDW) có thể sử dụng được trong xây dựng bản đồ đánh giá và phân vùng chất lượng nước. Từ khóa: Hệ thống thông tin địa lý; Nghịch đảo khoảng cách; Chất lượng nước; Đầm phá.1. Đặt vấn đề Tam Giang–Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên Huế) được xem là vùng đầm phá lớn nhất ĐôngNam Á, nơi đây không chỉ có giá trị cao về tài nguyên, đa dạng sinh học, mà còn có chứcnăng vô cùng quan trọng về môi trường sinh thái, có vai trò to lớn về cân bằng tự nhiên venbờ và phát triển kinh tế xã hội. Đầm phá Tam Giang–Cầu Hai (TG–CH) thuộc tỉnh ThừaThiên Huế (TTH) là hệ đầm phá lớn nhất ở Việt Nam, có tọa độ địa lý: 16°15’00’’–16°42’00’’B, 107°22’00’’–107°57’00’’Đ với diện tích khoảng 22.000 ha, chiều dài 68 km,chiều rộng 10 km, độ sâu trung bình 1,6 m và sâu nhất 4,2 m [1]. Khu đầm này thuộc địaphận các huyện/thị: Phong Điền, Quảng Điền, TP. Huế, Phú Vang và Phú Lộc. Về mặt địalý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ bắc xuống nam gồm phá Tam Giang (5.200 ha), đầmSam Chuồn (1.620 ha), đầm Hà Trung–Thủy Tú (3.600 ha) và đầm Cầu Hai (11.200 ha) [2].Hệ đầm phá có hai cửa: Thuận An ở phía Bắc và Tư Hiền ở phía Nam, thuộc loại thủy vựcgần kín, nước lợ và lợ–nhạt và có tính phân tầng mạnh [1]. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ứng dụng của nhiều phương pháp hiện đại,công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều giải pháp để quản lý chất lượng của các môi trường khácnhau. Trong đó, chỉ số chất lượng nước (WQI) và phân vùng chất lượng nước là công cụ giúpđánh giá mức độ ô nhiễm từng đoạn khu vực nước đầm phá phục vụ mục đích quy hoạch sửdụng hợp lý nguồn nước mặt và xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trườngnước tại đầm phá. Khu vực đầm phá Tam Giang–Cầu Hai chịu áp lực rất lớn từ các hoạt động phát triểnven đầm phá như nuôi trồng thủy sản, dân cư–du lịch, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Nguồnthải ra của các hoạt động này chủ yếu là những chất thải gồm các chất dinh dưỡng và hữu cơ[3]. Tuy nhiên, vì khu vực đầm phá là khu vực nhạy cảm, dễ bị tác động, cho nên việc đánhTạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 94-102; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).94-102 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 94-102; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).94-102 95giá hiện trạng và phân vùng chất lượng nước tại đầm phá là một việc làm hết sức cần thiết vàthực sự hữu ích. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm ArcGIS với thuậttoán nội suy nghịch đảo khoảng cách (IDW) để đánh giá hiện trạng và phân vùng chất lượngnước tại đầm phá Tam Giang–Cầu Hai. Hình 1. Vị trí đầm phá Tam Giang–Cầu Hai [1].2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu2.1. Dữ liệu Để đánh giá hiện trạng và phân vùng chất lượng nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai,nghiên cứu tập trung vào các thông số về chất lượng nước mặt khu vực bao gồm: pH, Tổngchất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu ô xi hóa học (COD), Nhu cầu ô xi sinh học (BOD5), Amoni(NH ). Hình 2. Các điểm quan trắc môi trường nước ở đầm phá Tam Giang–Cầu Hai. Dựa vào mạng lưới quan trắc chất lượng nước ở Đầm phá Tam Giang–Cầu Hai của SởTNMT tỉnh Thừa Thiên Huế. Mạng lưới quan trắc môi trường đầm phá Tam Giang–Cầu Haitỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm 26 điểm, trong đó phá Tam Giang 14 điểm (PTG1–PTG14),đầm Thanh Lam–Sam có 6 điểm (ĐTL1–ĐTL6), đầm Cầu Hai 7 điểm (ĐCH1–ĐCH7), xemhình 1 và bảng 1 [4].Hội nghị khoa học toàn quốc “Chuyển đổi số và công nghệ số trong Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường” (EME 2021)Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 94-102; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).94-102 96 Bảng 1. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước đầm phá Tam Giang–Cầu Hai [4]. Tên điểm quan Ký hiệu Vị trí STT ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: