Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 981.40 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dựa trên tiêu chí về địa hình, lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế được phân thành 2 nhóm vùng môi trường là đồi núi và đồng bằng ven biển. Trong mỗi nhóm vùng môi trường, dựa trên yếu tố nhạy cảm của môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường, lãnh thổ được chia thành 3 vùng môi trường gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng phát triển kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phan Anh Hằng1, Lê Văn Thăng1, Trần Anh Tuấn1, Nguyễn Hoàng Sơn2,3* 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 3 Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, Đại học Huế *Email: nhsonsp@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 6/5/2022; ngày hoàn thành phản biện: 10/5/2022; ngày duyệt đăng: 4/8/2022 TÓM TẮT Dựa trên tiêu chí về địa hình, lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế được phân thành 2 nhóm vùng môi trường là đồi núi và đồng bằng ven biển. Trong mỗi nhóm vùng môi trường, dựa trên yếu tố nhạy cảm của môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường, lãnh thổ được chia thành 3 vùng môi trường gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng phát triển kinh tế. Các giải pháp bảo vệ môi trường theo vùng, tiểu vùng được đề xuất trên cơ sở chức năng môi trường, các vấn đề môi trường trọng tâm của các đơn vị phân vùng môi trường. Từ khóa: Bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. MỞ ĐẦU Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình phát triển kinh tế, Thừa Thiên Huế đang đối mặt với sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu. Để phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội, đạt được mục tiêu đến năm 2030 đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Bên cạnh xây dựng và thực hiện mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Việc phân vùng môi trường để bảo tồn, bảo vệ, phát triển phù hợp với chức năng môi trường của từng đơn vị phân vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. 125 Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu Cơ sở của phương pháp là dựa vào việc phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã thu thập được và các số liệu, tài liệu điều tra, thống kê, nghiên cứu về các hợp phần tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu. Đồng thời phân tích, so sánh với các tài liệu khảo sát, đo đạc thực tế. 2.2. Phương pháp bản đồ Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác thông tin trên các bản đồ đã được thành lập, nhất là các thông tin về mối quan hệ không gian lãnh thổ của đối tượng nghiên cứu. Bản đồ địa hình 1/50.000 được sử dụng để khai thác thông tin, đồng thời đã xây dựng bản đồ phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế... Phương pháp bản đồ đã thể hiện trực quan nhất kết quả nghiên cứu. 2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Việc tiếp cận với đối tượng nghiên cứu cho phép thu nhận và bổ sung trực tiếp những thông tin về các yếu tố tự nhiên, các tai biến thiên nhiên, các khu vực nhạy cảm môi trường, các yếu tố kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian thực địa gồm 2 đợt: đợt 1 vào tháng 5 năm 2022 và đợt 2 vào tháng 11 năm 2022. Các điểm khảo sát thực địa gồm Vườn quốc gia Bạch Mã, Nhà máy nước Quảng Tế 1 và 2. Tuyến khảo sát dọc đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; dọc theo sông Hương; tuyến khảo sát các công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. 2.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp tham vấn chuyên gia được vận dụng thông qua việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về phương pháp, nội dung nghiên cứu cũng như các vấn đề lý luận và thực tiễn của các chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu trong lĩnh quy hoạch môi trường, phân vùng môi trường phục vụ phát triển bền vững địa phương. 2.5. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) được đề xuất bởi nhà toán học người gốc Irắc Thomas L. Saaty năm 1980 [4]. Phương pháp AHP được sử dụng nhằm hỗ trợ phân tích các vấn đề ra quyết định với nhiều tiêu chí. Phương pháp phân tích thứ bậc được sử dụng để xác định trọng số cho các tiêu chí chính và tiêu chí phụ (chỉ tiêu) phân vùng môi trường theo các bước như sau: 126 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) Bước 1: Xác định mức độ ưu tiên cho các tiêu chí chính và tiêu chí phụ. Bước 2: Tính toán trọng số cho các tiêu chí Hệ số ma trận được lấy từ điểm số của việc so sánh cặp giữa các tiêu chí. Giá trị so sánh cặp được thực hiện thông qua tham vấn ý kiến chuyên gia. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nguyên tắc, quy trình, hệ thống phân vị trong phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế a. Nguyên tắc phân vùng môi trường: Phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy định của luật pháp hiện hành; tôn trọng tính khách quan của vùng; chấp nhận tính đồng nhất tương đối của vùng; phù hợp với chức năng tự nhiên, sinh thái và môi trường của vùng. Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được phân vùng theo: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phan Anh Hằng1, Lê Văn Thăng1, Trần Anh Tuấn1, Nguyễn Hoàng Sơn2,3* 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 3 Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin, Đại học Huế *Email: nhsonsp@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 6/5/2022; ngày hoàn thành phản biện: 10/5/2022; ngày duyệt đăng: 4/8/2022 TÓM TẮT Dựa trên tiêu chí về địa hình, lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế được phân thành 2 nhóm vùng môi trường là đồi núi và đồng bằng ven biển. Trong mỗi nhóm vùng môi trường, dựa trên yếu tố nhạy cảm của môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường, lãnh thổ được chia thành 3 vùng môi trường gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng phát triển kinh tế. Các giải pháp bảo vệ môi trường theo vùng, tiểu vùng được đề xuất trên cơ sở chức năng môi trường, các vấn đề môi trường trọng tâm của các đơn vị phân vùng môi trường. Từ khóa: Bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. MỞ ĐẦU Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình phát triển kinh tế, Thừa Thiên Huế đang đối mặt với sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu. Để phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội, đạt được mục tiêu đến năm 2030 đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Bên cạnh xây dựng và thực hiện mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Việc phân vùng môi trường để bảo tồn, bảo vệ, phát triển phù hợp với chức năng môi trường của từng đơn vị phân vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. 125 Phân vùng môi trường phục vụ nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu Cơ sở của phương pháp là dựa vào việc phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã thu thập được và các số liệu, tài liệu điều tra, thống kê, nghiên cứu về các hợp phần tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu. Đồng thời phân tích, so sánh với các tài liệu khảo sát, đo đạc thực tế. 2.2. Phương pháp bản đồ Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác thông tin trên các bản đồ đã được thành lập, nhất là các thông tin về mối quan hệ không gian lãnh thổ của đối tượng nghiên cứu. Bản đồ địa hình 1/50.000 được sử dụng để khai thác thông tin, đồng thời đã xây dựng bản đồ phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế... Phương pháp bản đồ đã thể hiện trực quan nhất kết quả nghiên cứu. 2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Việc tiếp cận với đối tượng nghiên cứu cho phép thu nhận và bổ sung trực tiếp những thông tin về các yếu tố tự nhiên, các tai biến thiên nhiên, các khu vực nhạy cảm môi trường, các yếu tố kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian thực địa gồm 2 đợt: đợt 1 vào tháng 5 năm 2022 và đợt 2 vào tháng 11 năm 2022. Các điểm khảo sát thực địa gồm Vườn quốc gia Bạch Mã, Nhà máy nước Quảng Tế 1 và 2. Tuyến khảo sát dọc đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; dọc theo sông Hương; tuyến khảo sát các công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. 2.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp tham vấn chuyên gia được vận dụng thông qua việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về phương pháp, nội dung nghiên cứu cũng như các vấn đề lý luận và thực tiễn của các chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu trong lĩnh quy hoạch môi trường, phân vùng môi trường phục vụ phát triển bền vững địa phương. 2.5. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) được đề xuất bởi nhà toán học người gốc Irắc Thomas L. Saaty năm 1980 [4]. Phương pháp AHP được sử dụng nhằm hỗ trợ phân tích các vấn đề ra quyết định với nhiều tiêu chí. Phương pháp phân tích thứ bậc được sử dụng để xác định trọng số cho các tiêu chí chính và tiêu chí phụ (chỉ tiêu) phân vùng môi trường theo các bước như sau: 126 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 21, Số 2 (2022) Bước 1: Xác định mức độ ưu tiên cho các tiêu chí chính và tiêu chí phụ. Bước 2: Tính toán trọng số cho các tiêu chí Hệ số ma trận được lấy từ điểm số của việc so sánh cặp giữa các tiêu chí. Giá trị so sánh cặp được thực hiện thông qua tham vấn ý kiến chuyên gia. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nguyên tắc, quy trình, hệ thống phân vị trong phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế a. Nguyên tắc phân vùng môi trường: Phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy định của luật pháp hiện hành; tôn trọng tính khách quan của vùng; chấp nhận tính đồng nhất tương đối của vùng; phù hợp với chức năng tự nhiên, sinh thái và môi trường của vùng. Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được phân vùng theo: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo vệ môi trường Phân vùng môi trường Nguồn tài nguyên thiên nhiên Nguyên tắc phân vùng môi trường Quy trình phân vùng môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 681 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
10 trang 270 0 0
-
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 227 4 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 168 0 0 -
130 trang 140 0 0
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 135 0 0 -
Giải pháp xây dựng TCVN và QCVN về xe điện hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế
2 trang 130 0 0 -
22 trang 123 0 0
-
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 118 0 0