Danh mục

Phânbiệtgiữalãnhđạovàquảnlýtrongkhoahọc

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 131.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lãnh đạo (leadership) và quản lý (management) là hai khái niệm khác nhau, tuy nó hay được (bị) đổ đồng, lẫn lộn với  nhau. Nếu ta ví một cấu trúc tổ chức (của một doanh nghiệp, một viện khoa học, một Bộ, v.v.) như là một sinh vật, thì  phần lãnh đạo có thể ví như phần hồn (hay hệ thần kinh), còn phần quản lý như phần thân (hay các bộ phận còn lại)  của sinh vật đó. Tất nhiên cả hai phần đều quan trọng: nếu chỉ có thân mà không có hồn thì là “cái xác không hồn”, còn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý trong khoa học Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý trong khoa học (Second Version, 22/04/2009) Lãnh đạo (leadership) và quản lý (management) là hai khái niệm khác nhau, tuy nó hay được (bị) đổ đồng, lẫn lộn với  nhau. Nếu ta ví một cấu trúc tổ chức (của một doanh nghiệp, một viện khoa học, một Bộ, v.v.) như là một sinh vật, thì  phần lãnh đạo có thể ví như phần hồn (hay hệ thần kinh), còn phần quản lý như phần thân (hay các bộ phận còn lại)  của sinh vật đó. Tất nhiên cả hai phần đều quan trọng: nếu chỉ có thân mà không có hồn thì là “cái xác không hồn”, còn  nếu thân chết thì hồn cũng chết theo. Tuy nhiên, phần hồn, chứ không phải phần thân, là phần xác định “tư cách” của  sinh vật: một người có thể thay gan, thay thận thì vẫn là người đó, nhưng nếu giả sử có cách thay não, lấy não người  khác lắp vào, thì thành người khác. Nói về chức năng công việc, thì lãnh đạo và quản lý là hai công việc khác nhau. Những công việc chủ yếu của lãnh đạo là: • Phân tích tình hình, định hướng, vạch chiến lược • Đưa ra các quyết định quan trọng • Làm điểm tựa về uy tín cho tổ chức, đối với cả người bên trong lẫn người bên ngoài. Những công việc chủ yếu của quản lý là: • Thực hiện các quyết định của lãnh đạo • Xử lý các công việc day­to­day • Đảm bảo cho bộ máy hoạt động trơn tru Ở các tổ chức nhỏ, các việc lãnh đạo và quản lý hay được qui làm một, do cùng một người (ví dụ như chủ một doanh  nghiệp nhỏ) đảm nhiệm. Tuy nhiên, đối với các tổ chức lớn, thì sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý là cần thiết. Có  những người có khả năng làm cả hai công việc lãnh đạo và quản lý, và trong các tổ chức lớn cũng có những vị trí đòi hỏi  phải làm cả hai việc. Tuy nhiên, hai công việc này đòi hỏi những loại kỹ năng khác nhau. Những điều mà một người lãnh đạo cần có (ngoài việc là một con người có tư cách tốt nói chung) là: • Uy tín cá nhân cao (nếu người bên trong không phục thì khó lãnh đạo, nếu mất uy tín với bên ngoài  thì toàn bộ tổ chức mất uy tín theo). • Có trình độ cao, tầm nhìn xa trông rộng, để có thể đưa ra những định hướng và quyết định đúng đắn. • Biết phối hợp hài hòa với bộ phận quản lý. Người quản lý thì không nhất thiết cần có trình độ cao, uy tín cao hay tầm nhìn xa trông rộng như người lãnh đạo,  nhưng ngược lại cần những đức tính như: • Hiểu được và tuân theo các quyết định của lãnh đạo • Có tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, nắm sát các chi tiết (người lãnh đạo có thể không mạnh những điểm  này) • Tùy lĩnh vực quản lý mà cần có trình độ chuyên môn tương ứng nhất định. Ví dụ: Một người làm trưởng phòng nhân sự (một chức vụ quản lý) ở một chỗ này, thì dễ có thể chuyển sang làm trưởng  phòng nhân sự ở chỗ khác, vì làm quản lý nhân sự ở đâu cũng gần giống nhau, đòi hỏi cùng một loại kỹ năng. Nhưng  một người làm viện trưởng Viện Hóa (một chức vụ lãnh đạo) cần có uy tín trong ngành hóa học, và khó có thể chuyển  thành làm viện trưởng Viện Cơ Học. Trong mô hình quản lý khoa học ở nước Pháp, ví dụ như các viện khoa học của CNRS, có phân biệt rõ ràng giữa lãnh  đạo và quản lý. Một Viện có có thể có Administrator (quản lý trưởng của Viện). Người này có những trách nhiệm như  đôn đốc & kiểm tra các công việc của các bộ phận như thư ký, kế toán, kỹ thuật và đảm bảo cho viện được hoạt động  một cách trơn tru, hợp pháp. Nhưng người này không tham gia vào các quyết định trong việc tuyển các nhà khoa học,  phân bổ ngân sách, hay định hướng khoa học của việc. Ban giám đốc của Viện (bộ phận lãnh đạo của Viện) gồm toàn  những người có chuyên môn khoa học cao. Tôi viết điều này ở đây không phải là để khen hệ thống hành chính của  Pháp (hệ thống của Pháp cũng có nhiều cái rất quan liêu và bất hợp lý). Tuy nhiên khoa hoc của Pháp phát triển tốt  (theo một báo cáo mới đây, thì kết quả khoa học của Pháp đứng thứ 5 thế giới, tuy rằng tiền đầu tư cho khoa học thì  thấp hơn cả chục nước khác), có lẽ một phần nhờ việc những người lãnh đạo khoa học chính là những nhà khoa học có  uy tín cao. Nói một cách hình thức, thì ở Việt Nam cũng có phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý, theo mô hình “Đảng lãnh đạo, Nhà  nước quản lý”. Nhưng đi vào chi tiết hơn, thì những người đáng nhẽ phải là lãnh đạo (ví dụ viện trưởng một viện nghiên  cứu) thì lại thành quản lý, còn người đáng nhẽ làm chức năng quản lý (ví dụ trưởng phòng tổ chức) thì có khi lại thành  lãnh đạo. Tức là các chức năng quản lý và lãnh đạo nhiều khi bị đảo lộn, và một bộ máy như vậy sẽ không có hiệu quả  cao. Đi vào cụ thể, lấy ví dụ Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam (VAST). Theo phản ánh của các đồng nghiệp đang làm  tại đó, thì Ban Lãnh đạo của Viện KHVN hiện tại (nơi thông qua các quyết định quan trọng nhất của Viện, khi mà bỏ  phiếu thì mỗi người trong Ban được 1 phiếu) chỉ có khoảng 1/3 số người lã những người lãnh đạo theo nghĩa tôi đưa ra  trong ...

Tài liệu được xem nhiều: