Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 271.67 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày các quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”, “quản lý môi trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông”. Phân tích hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật. Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các mô hình quản lý của các nước trên thế giới. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam Tiêu Thị Hà Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Trình bày các quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”, “quản lý môi trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông”. Phân tích hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật. Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các mô hình quản lý của các nước trên thế giới. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Bảo vệ môi trường nước; Lưu vực sông Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, do địa hình bị chia cắt mạnh và khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều (trung bình khoảng 2600mm/năm) đã tạo nên mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá phát triển với số lượng 2360 con sông có chiều dài hơn 10km, phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ. Hầu hết các sông suối nói trên tập trung thành các hệ thống sông, trong đó có 11 hệ thống sông lớn là: lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vũ Gia, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long (MeKong). Trung bình cứ khoảng 15-20 km bờ biển lại có một cửa sông. Sông MeKong ở miền Nam, sông Hồng ở miền Bắc là những dòng sông vào loại lớn và dài ở Châu Á và trên thế giới. Do đặc điểm địa hình, hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều có các phần lãnh thổ nằm trong lưu vực các hệ thống sông lớn, ví dụ lưu vực sông Hồng bao gồm phần lãnh thổ của 25 tỉnh thành phía Bắc, lưu vực sông MeKong gồm phần lãnh thổ của 17 tỉnh (12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 3 tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị và Lai Châu); lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn gồm phần lãnh thổ của 11 tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cuộc sống của dân tộc Việt Nam gắn liền với sông nước. Cái nôi của văn hoá sông Hồng, nghề lúa nước sông Hồng đã là những tên gọi đánh giá giá trị của dòng sông Mẹ, cũng là giá trị các dòng sông ở Việt Nam. Nhiều tỉnh, huyện và địa danh khác lấy tên sông làm tên gọi của mình. Tổng lượng nước mặt bình quân nhiều năm của Việt Nam là 835 tỷ km3 trong đó khoảng 313 tỷ km3 sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam, còn lại là từ nước khác chảy vào. Ở nước ta, theo các số liệu tính toán dự báo, tổng nhu cầu dùng nước vào năm 2010 là 122 tỷ m3, trong đó nhu cầu cho hoạt động nông nghiệp là 92 tỷ m3, cho hoạt động công nghiệp là 17 tỷ m3, cho dịch vụ là 11 tỷ m3. Mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước trầm trọng. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suy thoái chất lượng nước…Dự báo đến năm 2040, tổng lượng nước cần dùng là 140 tỷ m3. Như vậy, nước ta thuộc loại các quốc gia chịu nguy cơ thiếu nước, và sự phân bố nước không đều theo không gian và thời gian trong năm. Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường tại Johannesburg năm 2002 đã nhận định rằng: Để đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sạch cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội, vấn đề quản l ý nước còn quan trọng hơn vấn đề thiếu nước. Thực tế phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm vừa qua là một minh chứng cho nhận định này. Việc không thực hiện quy hoạch sử dụng nước cho các mục đích kinh tế và dân sinh đi đôi với việc xả thải các chất thải không xử lý đạt tiêu chuẩn quy định từ các khu đô thị, các cơ sở công nghiệp, các làng nghề là nguyên nhân khiến cho hầu như tất cả các lưu vực sông ở nước ta đã và đang gặp phải những vấn đề môi trường nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng nước nói riêng và chất lượng môi trường nói chung, gây ra những ảnh hưởng cục bộ và lâu dài tới sự phát triển bền vững của toàn vùng. Đồng thời, do những biến động thời tiết toàn cầu, từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thiên tai lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường các lưu vực sông ở nước ta. Các lưu vực sông thường có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú, đa dạng, có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, ở tất cả các lưu vực sông đã diễn ra quá trình phát triển nhiều ngành kinh tế dựa trên việc sử dụng nguồn nước của lưu vực như thuỷ điện, giao thông, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và sản xuất... Đồng thời, với ưu thế địa lý thuận lợi, lưu vực cũng là nơi phát triển mạnh mẽ các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các làng nghề. Khi vấn đề bảo vệ môi trường của đất nước đã trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân thì sự nghiệp đó cũng sẽ phải tất yếu gắn với các dòng sông như bất cứ lĩnh vực hoạt động nào ở nước ta. Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam Tiêu Thị Hà Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Trình bày các quan niệm về “lưu vực sông”; “quản lý lưu vực sông”, “quản lý môi trường lưu vực sông”, “pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông”. Phân tích hiện trạng môi trường nước tại các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra dưới góc độ quản lý và pháp luật. Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật tài nguyên nước về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam; có sự phân tích, so sánh với các mô hình quản lý của các nước trên thế giới. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Bảo vệ môi trường nước; Lưu vực sông Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, do địa hình bị chia cắt mạnh và khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều (trung bình khoảng 2600mm/năm) đã tạo nên mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá phát triển với số lượng 2360 con sông có chiều dài hơn 10km, phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ. Hầu hết các sông suối nói trên tập trung thành các hệ thống sông, trong đó có 11 hệ thống sông lớn là: lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vũ Gia, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long (MeKong). Trung bình cứ khoảng 15-20 km bờ biển lại có một cửa sông. Sông MeKong ở miền Nam, sông Hồng ở miền Bắc là những dòng sông vào loại lớn và dài ở Châu Á và trên thế giới. Do đặc điểm địa hình, hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều có các phần lãnh thổ nằm trong lưu vực các hệ thống sông lớn, ví dụ lưu vực sông Hồng bao gồm phần lãnh thổ của 25 tỉnh thành phía Bắc, lưu vực sông MeKong gồm phần lãnh thổ của 17 tỉnh (12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 3 tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị và Lai Châu); lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn gồm phần lãnh thổ của 11 tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cuộc sống của dân tộc Việt Nam gắn liền với sông nước. Cái nôi của văn hoá sông Hồng, nghề lúa nước sông Hồng đã là những tên gọi đánh giá giá trị của dòng sông Mẹ, cũng là giá trị các dòng sông ở Việt Nam. Nhiều tỉnh, huyện và địa danh khác lấy tên sông làm tên gọi của mình. Tổng lượng nước mặt bình quân nhiều năm của Việt Nam là 835 tỷ km3 trong đó khoảng 313 tỷ km3 sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam, còn lại là từ nước khác chảy vào. Ở nước ta, theo các số liệu tính toán dự báo, tổng nhu cầu dùng nước vào năm 2010 là 122 tỷ m3, trong đó nhu cầu cho hoạt động nông nghiệp là 92 tỷ m3, cho hoạt động công nghiệp là 17 tỷ m3, cho dịch vụ là 11 tỷ m3. Mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước trầm trọng. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suy thoái chất lượng nước…Dự báo đến năm 2040, tổng lượng nước cần dùng là 140 tỷ m3. Như vậy, nước ta thuộc loại các quốc gia chịu nguy cơ thiếu nước, và sự phân bố nước không đều theo không gian và thời gian trong năm. Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường tại Johannesburg năm 2002 đã nhận định rằng: Để đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sạch cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội, vấn đề quản l ý nước còn quan trọng hơn vấn đề thiếu nước. Thực tế phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm vừa qua là một minh chứng cho nhận định này. Việc không thực hiện quy hoạch sử dụng nước cho các mục đích kinh tế và dân sinh đi đôi với việc xả thải các chất thải không xử lý đạt tiêu chuẩn quy định từ các khu đô thị, các cơ sở công nghiệp, các làng nghề là nguyên nhân khiến cho hầu như tất cả các lưu vực sông ở nước ta đã và đang gặp phải những vấn đề môi trường nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng nước nói riêng và chất lượng môi trường nói chung, gây ra những ảnh hưởng cục bộ và lâu dài tới sự phát triển bền vững của toàn vùng. Đồng thời, do những biến động thời tiết toàn cầu, từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thiên tai lũ lụt, hạn hán liên tục xảy ra cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường các lưu vực sông ở nước ta. Các lưu vực sông thường có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú, đa dạng, có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, ở tất cả các lưu vực sông đã diễn ra quá trình phát triển nhiều ngành kinh tế dựa trên việc sử dụng nguồn nước của lưu vực như thuỷ điện, giao thông, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và sản xuất... Đồng thời, với ưu thế địa lý thuận lợi, lưu vực cũng là nơi phát triển mạnh mẽ các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các làng nghề. Khi vấn đề bảo vệ môi trường của đất nước đã trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân thì sự nghiệp đó cũng sẽ phải tất yếu gắn với các dòng sông như bất cứ lĩnh vực hoạt động nào ở nước ta. Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Pháp luật bảo vệ môi trường Pháp luật bảo vệ môi trường nước Bảo vệ môi trường nước Môi trường nước lưu vực sông Lưu vực sôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Mầm non: Đề tài - Vì sao nước bẩn
9 trang 39 0 0 -
Nghiên cứu chất lượng môi trường nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ nuôi trồng thủy sản
11 trang 36 0 0 -
9 trang 35 0 0
-
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước trong khu công nghiệp ở Việt Nam
6 trang 29 0 0 -
Giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng nước thải
10 trang 27 0 0 -
4 trang 26 0 0
-
13 trang 26 0 0
-
Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay
213 trang 25 0 0 -
Bài giảng Môi trường trong xây dựng
64 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu biến tính xốp Melamine formaldehyde bằng graphene ứng dụng làm vật liệu hấp thu dầu
4 trang 21 0 0