Danh mục

Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.69 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới ngày 11/01/2007 là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tế trong nước. Trong 04 năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để nhận thức và thực thi các quy định pháp luật của WTO đặc biệt trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp trên đất nước mình theo đúng tinh thần Pacta sunt servanda. Khi đã là thành viên của WTO Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực thi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp Trần Thị Hiền Dung Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hiệp định về nông nghiệp, hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp và nghiên cứu, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO và ảnh hưởng của các chính sách pháp luật đến nền kinh tế đặc biệt là trong nông nghiệp. Đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam để thực thi có hiệu quả các cam kết của Việt Nam với WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Keywords. Luật Quốc tế; Pháp luật; Nông nghiệp; WTOContent PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giớingày 11/01/2007 là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tếtrong nước. Trong 04 năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để nhận thức và thực thicác quy định pháp luật của WTO đặc biệt trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệptrên đất nước mình theo đúng tinh thần Pacta sunt servanda. Khi đã là thành viên của WTO Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực thi các chính sáchpháp luật của WTO và hệ thống pháp luật trong nước cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợpvới pháp luật của WTO và luật pháp quốc tế. Hơn nữa, những nội dung mới và sự nghiên cứuchưa sâu sắc nên rất có thể sẽ bị thiếu căn cứ pháp lý khi xảy ra một vụ kiện thực tế. Do vậy,những cam kết WTO đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu để sử dụng có lợi nhất cho ViệtNam trong những phạm vi cho phép. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, trongđịnh hướng phát triển ngành, lĩnh vực và vùng đã xác định rõ “cần tạo điều kiện hơn để giúpnông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng cơ chế bảo hiểmnông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi chongười dân. Mặt khác, tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước để phát triển mạnh kết cấu hạtầng nông thôn…” [54, tr. 194]. Ngoài ra, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hànhTrung ương khóa X cũng đã nhấn đề cấp đến vấn đề:“tăng mạnh sự hỗ trợ, đầu tư của Nhànước …. Giải quyết vấn đề nông nghiệp” [54, tr.12]. Vấn đề về trợ cấp, hỗ trợ trong nôngnghiệp cũng đã được đề cập đến trong các Văn kiện nhưng đó chỉ là những định hướng vànhững yêu cầu đặt ra. Do vậy, cần phải nghiên cứu các biện pháp xử lý và phân tích làm rõqua pháp luật và thực tiễn áp dụng. Khoa học pháp lý và hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực chốngtrợ cấp trong nông nghiệp còn có những hạn chế như: Còn thiếu các công trình nghiên cứukhoa học làm cơ sở pháp lý để xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh vềchống trợ cấp trong nông nghiệp; Các văn bản trong lĩnh vực này còn chưa có vị trí pháp lýtương xứng chưa có Luật riêng để điều chỉnh mà chỉ được điều chỉnh trong Pháp lệnh, Nghịđịnh, Thông tư; Số lượng văn bản không nhiều lại tản mạn nên rất khó trong việc thực hiệncác quy định chống trợ cấp trong nông nghiệp. Ở các nước phát triển đặc biệt là các nước trong nhóm OECD, vấn đề chống trợ cấptrong nông nghiệp được nghiên cứu rất nghiêm túc và cụ thể. Các nước phát triển đã đưa racác chính sách về nông nghiệp nói chung và chính sách về trợ cấp nông nghiệp nói riêng,điển hình là Chính sách nông nghiệp chung Châu Âu (CAP), rất nhiều bài nghiên cứu đượcđăng trên các trang web như: www.farmsubsidy.org, ipsnews… Nghiên cứu về trợ cấp vàphân tích những chính sách trợ cấp nông nghiệp của Mỹ của Agence France Presse [9].Những nghiên cứu của Christopher Conte và Albert R. Karr về trợ cấp nông nghiệp và lịch sửquá trình hình thành và phát triển các quy định về trợ cấp nông nghiệp Mỹ [9]… Thực tiễncác nước trên thế giới đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển đã và đang nghiên cứusâu sắc và toàn diện hơn các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp để sử dụng có hiệuquả nhất. Tại Việt Nam, tình hình nghiên cứu các chính sách về chống trợ cấp trong nôngnghiệp vẫn còn ít, kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng chưa nhiều. Do vậy, cần nghiêncứu các kinh nghiệm của các quốc gia khác để tìm ra giải pháp về sử dụng các hình thức trợcấp có hiệu quả, cách thức sử dụng các biện pháp chống trợ cấp trong nông nghiệp theo đúngtinh thần quy định pháp luật của WTO. Trước tình hình đó, việc chọn đề tài “Pháp luật ...

Tài liệu được xem nhiều: