Danh mục

Pháp luật tố tụng dân sự về việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.47 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua bài viết, nhóm tác giả mong muốn đề cập đến một số khía cạnh pháp lý liên quan việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài được quy định trong công ước New York 1958; qua đó, liên hệ với pháp luật của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật tố tụng dân sự về việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ VIỆC YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Quốc Đạt, Lê Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Trần Nguyên Bách Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT [44] Tính đến tháng 7/2017, Việt Nam đã ký kết 27 hiệp định tương trợ tư pháp với hơn 20 quốc gia liên quan đến các lĩnh vực pháp lý hình sự, dân sự, kinh tế,…Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia nhiều hiệp ước đa phương và song song với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tiêu biểu là vấn đề liên quan đến việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hay phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, một vấn đề ngày càng được xem trọng và phổ biến trong việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Qua bài viết, nhóm tác giả mong muốn đề cập đến một số khía cạnh pháp lý liên quan việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài được quy định trong công ước New York 1958; qua đó, liên hệ với pháp luật của Việt Nam. Từ khóa: Công ước New York 1958, hỗ trợ tư pháp, trọng tài, phán quyết. 1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƢỚC NGOÀI Theo Từ điển Luật học, công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là việc thừa nhận và cho phép thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp [45] lý nhất định . Theo đó các phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và có khả năng thi hành giống như các phán quyết trọng tài trong nước. Chỉ Tòa án có thẩm quyền trong việc công nhân và cho thi hành, có thể thấy việc này là một thủ tục tố tụng đặc biệt của Tòa án nhân dân Việt Nam. [46] Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài, có giá trị chung thẩm và có hiệu lực pháp luật như một quyết định của Tòa án [47] nhân dân Việt Nam . Ngày 28/7/1995, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 453/QĐ-CTN về việc tham gia Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, việc mạnh dạn tham gia vào một công ước có mối quan hệ pháp lý cao với các nước trên thế giới, đã góp phần giúp Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội khi có sự điều chỉnh bởi một Công ước quốc tế liên quan đến vấn đề pháp lý. Nâng cao hệ thống pháp luật Việt Nam thông qua việc nội luật hóa các quy định của Công ước New York 1958, cụ thể là việc ban hành Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Luật trọng tài thương mại 2010 là một trong những yếu tố tích cực mà việc tham gia vào Công ước này mang lại. Qua đó, xây dựng cho Việt Nam những hành lang pháp lý cần thiết, tạo ra cơ chế không phân biệt đối xử giữa phán quyết của Trọng tài trong nước và 44 Danh mục các hiệp định về tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt nam và các nước tính đến tháng 7/2017, https://sum.vn/BqmkX [ngày truy cập 27-03-2018]. 45 Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, https://www.antlawyers.com/cong-nhan-va-cho-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-nuoc-ngoai-tai-viet- nam/#ixzz5nLPkTvY2[ [ngày truy cập 27-03-2016] 46 Luật Trọng tài thương mại 2010 Điều 3 Khoản 10. 47 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 427 khoản 1. 195 Trọng tài nước ngoài, xóa bỏ tâm lý e ngại, lo sợ cho các cá nhân, tổ chức đầu tư thương mại vào Việt Nam khi có xảy ra tranh chấp. Do vậy, công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được xem như một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án là chủ thể xem xét và tiến hành thực hiện tố tụng, nhằm bảo đảm tính hợp pháp của phán quyết trọng tài nước ngoài, cũng như quyền lợi của bên được thi hành phán quyết, tôn trọng quy định của Công ước New York 1958 mà Việt Nam là thành viên 2. NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƢỚC NGOÀI 2.1 Quy định của công ƣớc New York 1958 Công ước New York 1958 là một điều ước quốc tế liên quan đến sự hỗ trợ tư pháp trong tố tụng trọng tài về vấn đề công nhận và cho thi hành phát quyết của trọng tài nước ngoài đến từ quốc tế đối với các quốc gia thành viên khi gia nhập, áp dụng đối với một số vấn đề liên quan đến tố tụng trọng tài mà các bên tham gia có yếu tố nước ngoài. Theo thống kê của VIAC – Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, hiện nay có 159 quốc gia đang áp dụng Công ước này. Công ước New York 1958 với mục tiêu chính đó là công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại các quốc gia thành viên. Qua đó, nâng cao công tác giải quyết tranh chấp mang yếu tố nước ngoài và góp phần mở rộng, đa dạng hóa về tố tụng giải quyết tranh chấp. Tại Điều 1 Công ước New York 1958 nêu rõ quan điểm về phạm vi áp dụng của Công ước này bao gồm: phán quyết được tuyên ngoài lãnh thổ của một quốc gia nơi phán quyết cần được thi hành và phán quyết được tuyên trong lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu, nhưng không được xem là phán quyết của quốc gia đó. Từ quy định trên, Công ước New York 1958 đã góp phần tích cực vào việc hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc công nhận và thi hành phán quyết của các trọng tài thương mại. Theo Điều 3 Công ước New York 1958 quy định về quy trình, thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài, các quốc gia ký kết có nghĩa vụ công nhận hiệu lực ràng buộc của phán quyết tọng tài theo thủ tụ ...

Tài liệu được xem nhiều: