Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội)
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 307.42 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tìm hiểu khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất so với trách nhiệm về bồi thường oan sai trong lĩnh vực pháp luật hình sự, trách nhiệm vật chất trong lĩnh vực pháp luật lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) Nguyễn Duy Thạch Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tìm hiểu khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất so với trách nhiệm về bồi thường oan sai trong lĩnh vực pháp luật hình sự, trách nhiệm vật chất trong lĩnh vực pháp luật lao động. Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. Đưa ra định hướng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Keywords: Bồi thường, Luật kinh tế, Pháp luật Việt Nam, Đất đai Content mở đầu I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đúng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản suất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền SDĐ là hàng hóa đặc biệt”. Sau 20 năm thực hiện đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, kế hoạch hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt: Kinh tế phát triển; chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước có phần đóng góp không nhỏ của mảng pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người SDĐ khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng (sau đây gọi chung là pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất); bởi lẽ, đất đai được xác định là một trong những yếu tố mang tính chất “đầu vào” của quá trình sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ. Các doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc triển khai thực hiện các dự án đầu tư nếu không tiếp cận được vấn đề đất đai. Tuy nhiên, do quỹ đất công hiện nay hầu như đã được giao cho người SDĐ sử dụng ổn định lâu dài; vì vậy, để giải quyết “bài toán” đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội thì không thể tránh khỏi việc Nhà nước thu hồi đất của người SDĐ có bồi thường. Hơn nữa, đất đai cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở nước ta là có hạn; trong khi đó, với sự phát triển năng động và nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu SDĐ cho phát triển ngày càng tăng, vì vậy áp lực của việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích của người SDĐ, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư đang là một vấn đề nhậy cảm và mang tính thời sự. Nhận thức rõ vấn đề này, Nhà nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thu hồi đất. Tuy nhiên, thực tế thi hành các quy định này vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, phức tạp: Nhà nước, người SDĐ, nhà đầu tư dường như chưa tìm được “tiếng nói” chung về lợi ích; người bị thu hồi đất đưa ra những đòi hỏi về bồi thường vượt quá khả năng đáp ứng của Nhà nước; chưa giải quyết tốt vấn đề đảm bảo công ăn, việc làm cho người bị mất đất sản xuất.v.v. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đông người, vượt cấp về đất đai và là một trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Để phát huy những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới và tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” thì việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất và đề xuất các giải pháp hoàn thiện là một việc làm rất cần thiết hiện nay. Hà Nội với vị trí địa, chính trị đặc biệt quan trọng, là Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; sự phát triển lớn mạnh của Hà Nội có ý nghĩa quan trọng và tác động rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức được vinh dự to lớn và trách nhiệm nặng nề này, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng Thủ đô phát triển về mọi mặt, với phương châm “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”. Để giải quyết nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển, trong thời gian 7 năm (20002006), Thành phố Hà Nội đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.867 dự án, với số diện tích đất đã thu hồi là 5.901ha, liên quan đến 162.231 hộ gia đình và đã bố trí tái định cư cho 12.013 hộ đến nơi ở mới [21, tr.15]. Theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hàng năm Thành phố Hà Nội sẽ phải thu hồi 1.500 đến 2.000 ha đất để triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Với khối lượng diện tích đất phải thu hồi lớn như vậy thì trong những năm tới, công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội là rất nặng nề; không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Thủ đô mà còn tác động lớn đến đời sống của hàng nghìn hộ gia đình. Nếu TP Hà Nội không có sự chuẩn bị đồng bộ về cơ chế, chính sách hợp lý, không xây dựng được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết, thích hợp thì vấn đề thu hồi đất dễ trở thành “điểm nóng”, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) Nguyễn Duy Thạch Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Tuyến Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tìm hiểu khái niệm và chỉ ra những đặc điểm riêng của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất so với trách nhiệm về bồi thường oan sai trong lĩnh vực pháp luật hình sự, trách nhiệm vật chất trong lĩnh vực pháp luật lao động. Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. Đưa ra định hướng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Keywords: Bồi thường, Luật kinh tế, Pháp luật Việt Nam, Đất đai Content mở đầu I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đúng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản suất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; quyền SDĐ là hàng hóa đặc biệt”. Sau 20 năm thực hiện đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, kế hoạch hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt: Kinh tế phát triển; chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước có phần đóng góp không nhỏ của mảng pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người SDĐ khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng (sau đây gọi chung là pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất); bởi lẽ, đất đai được xác định là một trong những yếu tố mang tính chất “đầu vào” của quá trình sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ. Các doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc triển khai thực hiện các dự án đầu tư nếu không tiếp cận được vấn đề đất đai. Tuy nhiên, do quỹ đất công hiện nay hầu như đã được giao cho người SDĐ sử dụng ổn định lâu dài; vì vậy, để giải quyết “bài toán” đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội thì không thể tránh khỏi việc Nhà nước thu hồi đất của người SDĐ có bồi thường. Hơn nữa, đất đai cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở nước ta là có hạn; trong khi đó, với sự phát triển năng động và nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu SDĐ cho phát triển ngày càng tăng, vì vậy áp lực của việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích của người SDĐ, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư đang là một vấn đề nhậy cảm và mang tính thời sự. Nhận thức rõ vấn đề này, Nhà nước ta đã không ngừng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thu hồi đất. Tuy nhiên, thực tế thi hành các quy định này vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, phức tạp: Nhà nước, người SDĐ, nhà đầu tư dường như chưa tìm được “tiếng nói” chung về lợi ích; người bị thu hồi đất đưa ra những đòi hỏi về bồi thường vượt quá khả năng đáp ứng của Nhà nước; chưa giải quyết tốt vấn đề đảm bảo công ăn, việc làm cho người bị mất đất sản xuất.v.v. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đông người, vượt cấp về đất đai và là một trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Để phát huy những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới và tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” thì việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất và đề xuất các giải pháp hoàn thiện là một việc làm rất cần thiết hiện nay. Hà Nội với vị trí địa, chính trị đặc biệt quan trọng, là Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; sự phát triển lớn mạnh của Hà Nội có ý nghĩa quan trọng và tác động rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức được vinh dự to lớn và trách nhiệm nặng nề này, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng Thủ đô phát triển về mọi mặt, với phương châm “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”. Để giải quyết nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển, trong thời gian 7 năm (20002006), Thành phố Hà Nội đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.867 dự án, với số diện tích đất đã thu hồi là 5.901ha, liên quan đến 162.231 hộ gia đình và đã bố trí tái định cư cho 12.013 hộ đến nơi ở mới [21, tr.15]. Theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hàng năm Thành phố Hà Nội sẽ phải thu hồi 1.500 đến 2.000 ha đất để triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Với khối lượng diện tích đất phải thu hồi lớn như vậy thì trong những năm tới, công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội là rất nặng nề; không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Thủ đô mà còn tác động lớn đến đời sống của hàng nghìn hộ gia đình. Nếu TP Hà Nội không có sự chuẩn bị đồng bộ về cơ chế, chính sách hợp lý, không xây dựng được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết, thích hợp thì vấn đề thu hồi đất dễ trở thành “điểm nóng”, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Pháp luật về bồi thường Pháp luật về hỗ trợ Pháp luật về tái định cư Nhà nước thu hồi đất Thành phố Hà Nội Pháp luật lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
thông tin quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố hà nội (phía bắc sông hồng)
45 trang 291 0 0 -
Đơn giá xây dựng cơ bản thành phố Hà Nội: Phần 1
227 trang 174 0 0 -
Phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp dệt - may
9 trang 114 0 0 -
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 1 - PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
187 trang 108 1 0 -
117 trang 94 0 0
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 2 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 trang 88 1 0 -
3 trang 78 0 0
-
5 trang 76 0 0
-
6 trang 76 0 0
-
2 trang 75 0 0