Thông tin tài liệu:
Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (được gọi là Đại lý thuế) được xem là cầu nối trung gian giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Hoạt động của hệ thống Đại lý thuế trong những năm gần đây ngày càng được chú trọng hơn nữa. Điều này đã tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện tốt các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bên cạnh đó giảm thiểu các rủi ro cũng như tiết kiệm các chi phí cho xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về Đại lý thuế PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THUẾ Hoàng Thị Vĩnh Quỳnh Tóm tắt Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (được gọi là Đại lý thuế) đượcxem là cầu nối trung gian giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Hoạt động của hệthống Đại lý thuế trong những năm gần đây ngày càng được chú trọng hơn nữa. Điềunày đã tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện tốt các nghĩa vụ với ngân sách nhànước, bên cạnh đó giảm thiểu các rủi ro cũng như tiết kiệm các chi phí cho xã hội.Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới – thời đại 4.0, thì hoạt độngcủa Đại lý thuế không chỉ dừng lại ở việc đứng ra làm khâu trung gian mà còn cầnphải tạo nên độ tin cậy cho người nộp thuế và có sự gắn kết với cơ quan thuế. Để làmđược điều này thì cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về Đại lý thuếnhằm tạo lập một cơ sở để các Đại lý thuế được thành lập và hoạt động một cách cóhiệu quả hơn. Từ khóa Tổ chức kinh doanh làm dịch vụ về thuế, Đại lý thuế, Pháp luật về Đại lý thuế,Thời đại 4.0 1. Khái quát chung về Đại lý thuế Khái niệm Đại lý thuế được nêu rõ tại Khoản 1, Điều 101, Luật Quản lý thuế2019. Theo đó Đại lý thuế là tên gọi khác của Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủtục thuế. Đại lý thuế được xem là một Doanh nghiệp được thành lập và hoạt độngtheo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ chính của Đại lý thuế chính là thỏa thuận vớingười nộp thuế để thực hiện các thủ tục về thuế. Như vậy có thể thấy được rằng Đạilý thuế đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người nộp thuế và cơ quan thuế.Mối quan hệ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp và người dân luôn là trọng tâm củaviệc xây dựng pháp luật nhằm có thể dung hòa lợi ích của cả ba bên đảm bảo pháttriển bền vững. Thạc sĩ, giảng viên Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Email: quynhhtv@hul.edu.vn 98 Mô hình Đại lý thuế đã xuất hiện rất sớm ở các nước trên thế giới như TrungQuốc, Nhật Bản, Đức. Đối với Việt Nam, trước khi áp dụng mô hình và xây dựnghành lang pháp lý cho hoạt động của Đại lý thuế thì hầu như các dịch vụ tư vấn thuếđều được thực hiện với tính chất nhỏ lẻ, manh mún bởi các công ty kế toán hay cácdoanh nghiệp và cá nhân làm dịch vụ kế toán. Hoạt động cung ứng dịch vụ làm thủtục về thuế được công nhận và điều chỉnh lần đầu tiên tại Luật Quản lý thuế 2006.Bên cạnh đó các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã được ban hành đã hình thànhhệ thống các quy định về điều kiện thành lập; trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh;quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như quy định về việc chấm dứt hoạt động của Đại lýthuế. Các quy định này lại tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn tại LuậtQuản lý thuế 2019. Bên cạnh đó, Thông tư số 10/2021 hướng dẫn quản lý hành nghềlàm thủ tục về thuế đã cụ thể hóa hơn nữa những nội dung việc tổ chức thi, cấp, thuhồi chứng chỉ hành nghề; quản lý hành nghề đối với nhân viên đại lý thuế; quản lýhành nghề đối với Đại lý thuế. Có thể thấy rằng, việc thành lập và hoạt động của Đạilý thuế ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện để hệ thốngĐại lý thuế thực hiện tốt sứ mệnh làm cầu nối trung gian giữa cơ quan thuế và ngườidân trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. 2. Đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về Đại lý thuế Nhìn chung cho đến nay, pháp luật về Đại lý thuế đã có những điểm được sửađổi, bổ sung một cách phù hợp nhằm khắc phục những lỗ hỏng dẫn đến những saiphạm trong hoạt động của Đại lý thuế, cũng như tạo niềm tin hơn nữa cho người dântrong việc lựa chọn Đại lý thuế để được tư vấn, hỗ trợ trong việc thực hiện các thủtục đối với cơ quan thuế. Cụ thể: Một là, Luật Quản lý thuế 2019 đã có những quy định chặt chẽ hơn về điều kiện,hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục vềthuế và yêu cầu cao hơn về nhân viên đại lý thuế. Nội dung này được thể hiện rõ trongcác quy định về: Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanhdịch vụ làm thủ tục về thuế thì ngoài điều kiện doanh nghiệp đã được thành lập theo 99quy định của pháp luật phải có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịchvụ làm thủ tục về thuế và phải làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp. Bổ sung thêm bản sao hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với các cá nhân cóchứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế vào hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhậnđủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Đối với các thí sinh dự thi phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngànhkinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộtrưởng Bộ Tài chính và có thời gian công tác thực tế tối thiểu 36 tháng kể từ ngày tốtnghiệp. Đối với các cá nhân là nhân viên đại lý thuế phải tham gia đầy đủ chương trìnhcập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính. Hai là, Thông tư số 10/2021 hướng dẫn quản lý hành nghề làm thủ tục về thuếđã có những quy định mới, bổ sung thêm về trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân viên đạilý thuế và trách nhiệm, nghĩa vụ của Đại lý thuế trong quá trình hoạt động của mình.Quy định mới này đã nâng cao hơn vị trí pháp lý của Đại lý thuế, giúp người dân cócơ sở để tránh những sai phạm xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình.Đồng thời đây chính là mấu chốt để mối quan hệ giữa Đại lý thuế và cơ quan thuếđược điều chỉnh đúng bản chất. Có nghĩa rằng dịch vụ làm thủ tục về thuế là phải tưvấn đúng pháp luật về thuế, chứ không phải tư vấn để lách luật và tạo cơ hội cho cácĐại lý thuế và cơ quan thuế móc nối lợi ích trái với quy định của pháp luật. Ba là, nội dung cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cũngđã được quy định trong Thông tư số 10/2021. Quy định này đã ...