Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về hòa giải tại tòa án của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN CỦA HÀN QUỐC
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Bùi Ai Giôn
TÓM TẮT: Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các
tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần
lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công
sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc
trong dư luận. Tuy nhiên, do đây là mô hình mới nên thực tiễn thi hành sẽ gặp không ít khó
khăn, vướng mắc. Vì vậy, việc học tập, trao đổi các mô hình hòa giải, đối thoại tại Tòa án
của một số nước trên thế giới, chẳng hạn như Hàn Quốc có một ý nghĩa hết sức to lớn nhằm
đạt được hiệu quả cao khi thi hành trên thực tế.
Từ khóa: Hòa giải tại Tòa án; Hòa giải viên; Trung tâm hòa giải, đối thoại.
1. Cơ sở lý luận về hòa giải tại Tòa án
Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã
hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trên thế giới có nhiều
quan niệm khác nhau về hòa giải: Hòa giải (Conciliation) là sự can thiệp, sự làm trung gian
hòa giải; Hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục
họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ; Việc giải quyết tranh chấp thông qua người
trung gian hòa giải (Bên trung lập)1. Hiện nay, nhiều định nghĩa về hòa giải được áp dụng
bởi các quốc gia khác nhau, mặc dù các định nghĩa này cũng có những điểm tương
đồng. Hòa giải được định nghĩa một cách chung nhất là một quy trình có trật tự, theo đó hai
hoặc nhiều bên tham gia tranh chấp tự mình, trên cơ sở tự nguyện, đạt được thỏa thuận thống
nhất giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của Hòa giải viên2. Không giống như trọng tài hoặc
tố tụng tại Tòa án, Hòa giải viên không có quyền lực pháp lý để buộc các bên tranh chấp
chấp nhận quyết định của mình mà chỉ dựa vào sự thuyết phục để các bên đạt được sự đồng
thuận. Theo thông lệ chung, hòa giải có thể được khởi xướng bởi các bên, theo đề nghị hoặc
quyết định của Tòa án hoặc theo quy định của pháp luật. Hòa giải tại Tòa án là một loại hòa
ThS., Tòa án nhân dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Email: buiaigion.toaan@gmail.com
1
Xem Pryan A. Garner chủ biên (2004), Black’s Law Dictionary, tái bản lần thứ 8, NXB West, Thomson, tr. 307.
2
Xem Ibid, đoạn 10 về các khía cạnh của hòa giải trong các vấn đề dân sự và thương mại, Điều 3.
201
giải và thường chỉ bất kỳ quá trình hòa giải nào được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Tòa án.
Đây là một thủ tục trước khi xét xử, được thực hiện đối với các tranh chấp có thể hòa giải
được khởi kiện tại Tòa án, với sự hỗ trợ của Hòa giải viên. Trên thế giới không có một định
nghĩa chung giải thích thế nào là “Tại Tòa án” về mức độ hoặc loại Tòa án tham gia. Về vấn
đề này, khi xem xét mối quan hệ giữa thủ tục tố tụng tại Tòa án và hòa giải, có thể phân
thành ba loại hòa giải bao gồm: (1) Hòa giải tư hoàn toàn độc lập với các thủ tục tố tụng và
thường diễn ra mà không liên quan đến bất kỳ thủ tục tố tụng nào của Tòa án; (2) Hòa giải
tại Tòa án được khởi xướng bởi Tòa án, nhưng sau đó được tiến hành mà không có sự tham
gia của Tòa án; (3) Hòa giải trong tố tụng được gắn chặt hơn với Tòa án và hoạt động với tư
cách là một tổ chức có trụ sở và nhân sự3.
Tại Việt Nam, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2021. Đây là một chính sách được thể chế hóa nhằm thu hút, huy động nguồn
nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong xã hội tham gia phối hợp cùng Tòa án tiến hành
hòa giải, đối thoại để giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. Hòa giải, đối
thoại là hoạt động mang tính xã hội, tính nhân văn cao, tác động tích cực đến sự ổn định xã
hội. Hòa giải tại Tòa án ở Việt Nam4 được hiểu chung nhất là quá trình hòa giải mà trong đó
việc hòa giải được Tòa án ủy thác cho Trung tâm hòa giải được thành lập hoặc đóng bên
cạnh Tòa án nhằm thực hiện chức năng sàng lọc những sự kiện không phức tạp, có giá trị
nhỏ mà không cần vận hành hệ thống tư pháp để xử lý. Cụ thể, Tòa án hợp tác cùng với
Trung tâm hòa giải dựa trên văn bản thỏa thuận, trong đó Tòa án chuyển giao một số việc
thuộc thẩm quyền của Tòa, hoặc yêu cầu hòa giải của Thẩm phán cho Trung tâm hòa giải và
Tòa án chỉ tiến hành xét xử trong trường hợp không hòa giải thành. Các Trung tâm hòa giải
có liên kết với hệ thống Tòa án nhưng không phải là bộ phận của Tòa án, thường là thực thể
pháp lý độc lập, có sự độc lập đối với Tòa án. Mô hình hòa giải này có một số lợi ích như
giảm tải công việc cho Tòa án, giảm tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt của tố tụng dân sự, thúc
đẩy thay đổi thủ tục tố tụng Tòa án và văn hóa pháp lý truyền thống, thúc đẩy cải cách Tòa
án. Sự tồn tại của mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào khung pháp luật, sự ủng hộ của
ngành Tòa án, sự tin tưởng của các đương sự.
3
Xem Steffek, F., Hòa giải trong Liên minh Châu Âu: Giới thiệu, Cambridge, tháng 6 năm 2012, tr. 1.
4
Thuật ngữ “Hòa giải gắn với Tòa án - (Hay còn gọi là court-annexed mediation)” ở một số nước trên thế giới được
pháp luật Việt Nam cụ thể hóa thành Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.
202
Như vậy, có thể thấy rằng hình thức hòa giải tại Tòa án tuy còn mới mẻ nhưng có xu
hướng được ưa chuộng và chú trọng phát triển. Hòa giải tại Tòa án là phương thức giải quyết
tranh chấp với nhiều ưu điểm, đã và đang được ưu tiên lựa chọn tại nhiều quốc gia trên thế
giới như Đức, Italia, Hàn Quốc, Hàn Quốc… nhưng đối với V ...