Danh mục

Pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 360.68 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, bài viết kiến nghị một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LAW ON USE OF ECONOMIC TOOLS IN ENVIRONMENTAL PROTECTION MEETS SUSTAINABLE DEVELOPMENT REQUIREMENTS Đào Mộng Điệp1, Trịnh Tuấn Anh2 Tóm tắt – Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đượcxem là mục tiêu rất quan trọng của Nhà nước và toàn xã hội. Bằng những biệnpháp và cách thức khác nhau, Nhà nước đã và đang sử dụng nhằm ngăn chặn cáctrường hợp suy thoái, ô nhiễm về môi trường, trong đó sử dụng công cụ kinh tếthông qua hành lang pháp lí được xem là biện pháp quan trọng để bảo vệ môitrường. Bài viết phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về sử dụngcông cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, bài viết kiến nghị một sốgiải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệmôi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Từ khóa: bảo vệ môi trường, công cụ kinh tế, phát triển bền vững.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾTRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1.1. Thuế bảo vệ môi trường Thuế là một khoản đóng góp dưới hình thức tiền tệ mà các cá nhân công dânphải nộp về cho Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định để trang trải cho cácchi tiêu vì lợi ích chung và lí do duy nhất mà các công dân phải nộp thuế vì họ làthành viên của một cộng đồng có tổ chức [1]. Trong lĩnh vực môi trường, xuấtphát từ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP – The Polluter PaysPrinciple) với nguyên lí ‘những người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên,những người có hành vi xả thải vào môi trường cũng như những người có hành vikhác gây tác động xấu tới môi trường đều phải trả tiền’ [2]. Do đó, Nhà nước banhành sắc luật thuế bảo vệ môi trường (BVTM) là điều tất yếu, phù hợp với yêucầu thực tiễn. Với tư cách là một loại thuế do Nhà nước ban hành, đánh vào cácsản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường,thuế BVMT là công cụ kinh tế (CCKT) hiệu quả và phổ biến được áp dụng để1 Trường Đại học Luật, Đại học Huế2 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng; Email: anhtt@dau.edu.vn 409 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”quản lí và BVMT. Đây được biện pháp kinh tế lâu đời nhất trong quản lí vàBVMT. Dưới góc độ luật thực định, Khoản 1, Điều 2 Luật Thuế BVMT năm 2010quy định: ‘Thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sửdụng gây tác động xấu đến môi trường’ [3]. Đồng thời, Khoản 1, Điều 5 LuậtThuế BVMT năm 2010 quy định: ‘Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhậpkhẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật ThuếBVTM năm 2010 thì phải nộp thuế’ [3]. Mục tiêu của thuế BVMT là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước(NSNN) lấy từ những người sản xuất, kinh doanh những sản phẩm mà việc sảnxuất và tiêu dùng chúng tiềm ẩn nguy cơ gây tác động xấu tới môi trường để bùđắp các chi phí xã hội [4]. Trên cơ sở tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế củangười gây ô nhiễm theo nguyên tắc PPP, việc sử dụng CCKT này sẽ làm thay đổihành vi của người gây ô nhiễm môi trường theo hướng phòng, chống, khắc phục ônhiễm môi trường, suy thoái, sự cố môi trường, về thực hiện cam kết BVMT. Cóthể thấy, thuế BVMT có vai trò quan trọng, đặc biệt tình trạng ô nhiễm, suy thoáimôi trường đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết của tất cả cácquốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Các chính sách thuế BVMT kể từ thời điểm sắc thuế có hiệu lực thi hànhtrên thực tiễn (từ ngày 01/01/2012) đã hướng đến mục tiêu BVMT như quy địnhmức thuế suất khá cao. Vì thế, người tiêu dùng (NTD) sẽ có xu hướng chuyểnsang tiêu dùng những sản phẩm khác có cùng công dụng, chức năng nhưng có giárẻ hơn do không bị đánh thuế và cũng chính vì thế mà các doanh nghiệp tiêu thụđược ít sản phẩm hơn. Đồng thời, khuyến khích NTD và doanh nghiệp sử dụngcác năng lượng có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi loại CCKTnày đã có nhiều vấn đề đặt ra, cụ thể: Thứ nhất, đối tượng chịu thuế. Cụ thể, tại Điều 3 Luật Thuế BVMT năm2010 quy định 08 nhóm sản phẩm hàng hóa thuộc diện chịu thuế là chưa đầy đủ[3]. Trên thực tế, nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ônhiễm môi trường nhưng lại chưa được đưa vào diện điều chỉnh của Luật ThuếBVMT năm 2010. Ví dụ, các chất tẩy rửa trong công nghiệp, chất kích thích tăngtrưởng, khí than, khí thiên nhiên… ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: