Danh mục

Pháp luật về thời điểm, thời lượng quảng cáo trên truyền hình

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 490.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng phương pháp phân tích nội dung, tác giả đã phát hiện thấy một số hạn chế, bất cập trong một số quy định về thời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình hiện nay. Trên cơ sở các phát hiện về hạn chế, bất cập, tác giả đã đề xuất một số định hướng nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về thời điểm, thời lượng quảng cáo trên truyền hình PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM, THỜI LƯỢNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Nguyễn Trường Sơn 1 1. Khoa Khoa học Quản lý - Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Thời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình là hai vấn đề quan trọng được phápluật quy định nhằm kiểm soát hành vi của người phát hành quảng cáo và các chủ thể khác cóliên quan. Thông qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của người xem truyền hình, đặc biệt đốivới người sử dụng các kênh truyền hình trả tiền. Quy định về thời điểm và thời lượng quảngcáo trên truyền hình cũng góp phần ngăn chặn tình trạng thương mại hóa các kênh truyền hìnhkhông trả tiền, khi chúng được đầu tư, đảm bảo kinh phí hoạt động từ Ngân sách nhà nước vàra đời vì mục đích phục vụ cộng đồng. Bằng phương pháp phân tích nội dung, tác giả đã pháthiện thấy một số hạn chế, bất cập trong một số quy định về thời điểm và thời lượng quảng cáotrên truyền hình hiện nay. Trên cơ sở các phát hiện về hạn chế, bất cập, tác giả đã đề xuất mộtsố định hướng nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thời điểm và thời lượng quảng cáotrên truyền hình. Từ khóa: Quảng cáo; Quảng cáo trên truyền hình; Thời điểm; Thời lượng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế với việc đổi mới cơ chế chính sách củanhà nước để mở rộng thị trường đã kéo theo sự gia tăng của các loại hình xúc tiến thương mạicả về số lượng và chất lượng. Một trong những hoạt động xúc tiến thương mại đang được nhiềungười quan tâm là quảng cáo. Hoạt động quảng cáo đến với người dân qua nhiều phương tiện.Trong đó, truyền hình được coi là phương tiện quảng cáo có mức độ phổ biến nhất hiện nay. Quảng cáo trên truyền hình có phương thức cung cấp thông tin đặc biệt với tính xã hộihóa cao, nên quảng cáo trên truyền hình có khả năng ảnh hưởng (tác động) lớn đến lợi ích củanhiều chủ thể trong xã hội, đặc biệt là người xem truyền hình (người tiếp nhận quảng cáo). Dođó, Nhà nước đã đặt ra nhiều quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý giúp cho việc điều chỉnh hoạtđộng quảng cáo trên truyền hình diễn ra hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủthể trong xã hội, thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại nóiriêng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều quy định của pháp luật về quảng cáo trên truyền hìnhđã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lýnhà nước về quảng cáo trên truyền hình. Một trong những bất cập đáng chú ý liên quan đến thờiđiểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình. Thực tế hoạt động quảng cáo trên truyền hình hiện đang phải đối mặt với nhiều ý kiếncủa người xem truyền hình về các hành vi quảng cáo gian dối, quảng cáo không đúng thờilượng, thời điểm, quảng cáo phản cảm… Vào ngày 09/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn 679Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo. Chỉ thị xác định một số chương trình quảng cáotrên truyền hình có hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung quảng cáo thiếu tính thẩm mỹ, trái với truyềnthống văn hóa, chưa phù hợp với đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam,gây bức xúc trong dư luận. Quảng cáo sai lệch, không đúng chất lượng sản phẩm hàng hóa, gâytổn thất, thiệt hại và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các vi phạm trong hoạt độngquảng cáo chưa được kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành, chưa tạo được sựminh bạch trong hoạt động quảng cáo (Thủ tướng Chính phủ, 2017).2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu địnhtính, cụ thể: Phương pháp phân tích luật viết: Được sử dụng để phân tích, làm rõ nội hàm của một sốquy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến các quy định về thời điểm và thời lượng quảngcáo trên truyền hình. Cụ thể, sử dụng phương pháp này, tác giả tiến hành thu thập, phân tích vàdiễn giải về các hàm ý, thông điệp, mức độ tác động và các khía cạnh khác từ nội dung của cácsản phẩm trong bối cảnh văn bản, thời gian cụ thể (Hiệp và nnk, 2022). Phương pháp thu thập và xử lý thông tin từ tài liệu thứ cấp: Trong khuôn khổ bài viết,chúng tôi chưa thể tiến hành thu thập các thông tin từ tài liệu sơ cấp liên quan đến các nhậnđịnh, đánh giá đối với các quy định về thời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình, thayvào đó chúng tôi chủ yếu sử dụng các thông tin liên quan đến các quy định về thời điểm và thờilượng quảng cáo trên truyền hình từ các tài liệu thứ cấp. Phương pháp suy luận logic: Được sử dụng để xác định các hạn chế, bất cập, nguyên nhâncủa các hạn chế, bất cập, cũng như khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện các quy định vềthời điểm và thời lượng quảng cáo trên truyền hình.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình Pháp luật quy định về thời điểm quảng cáo trên truyền hình chủ yếu nhằm tạo thuận lợitrong việc theo dõi các chương trình truyền hình, tránh tình trạng “cưỡng bức” người xem tiếpnhận những thông tin không mong muốn vào những thời điểm nhất định, cũng như tạo sự trangnghiêm cho một số chương trình truyền hình. Do đó, việc thực thi các quy định về thời điểmquảng cáo trên truyền hình có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ quyền lợi của người xemtruyền hình. Thứ nhất, Luật Quảng cáo 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2018 - gọitắt là Luật Quảng cáo) tại Điều 22 khoản 3 quy định không được phát sóng quảng cáo trong cácchương trình sau: (i) Chương trình thời sự; (ii) Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếpvề các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc (Quốc hội, 2012). Quyđịnh vừa nêu là hợp lý, nhưng lại bộ lộ hai vấn đề ...

Tài liệu được xem nhiều: