Thông tin tài liệu:
"Ebook Nhìn lại phong trào Phật giáo Miền Nam năm 1963: Phần 2" tiếp nối phần 1 với các nội dung ý nghĩa, vai trò và bài học lịch sử từ phong trào Phật giáo Miền Nam năm 1963; đồng hành cùng dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội của Phật Giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phật giáo tại Miền Nam năm 1963: Phần 2 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG NGÀY 11-6-1963 ĐÃ BỊ MẠO HÓA NNC. Tâm Diệu Nhà nghiên cứu Phật học, Chủ biên trang Thư viện Hoa Sen Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đãcó những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật giáo mộtcách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật giáo Việt Nam trong ngày 11-6-1963 đãbị các thế lực thù nghịch Phật giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyềnchuyện “đốt Hòa thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim“Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức “bịthiêu”. Họ cho diễn lại(1) và viết những bài nói rằng: “Người nhẫntâm tưới xăng lên thân Hòa thượng chính là ông Nguyễn Công Hoan(Huỳnh Văn Thạnh). Đến năm 1976, thì ông ta được nhà nước CộngSản trả ơn bằng cái chức đại diện Quốc Hội đơn vị Phú Khánh NhaTrang Việt Nam…”(2) và còn nhiều lời sai sự thật khác. Trong ba biến cố cao điểm của phong trào tranh đấu Phật giáonăm 1963—cái chết của tám Phật tử đêm 8-5-1963 tại đài phát thanhHuế, cuộc tự thiêu của HT. Quảng Đức ngày 11-6-1963 và chiến dịch“nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21-8-1963—là ba biến cố lịch sử quan trọng của phong trào Phật giáotranh đấu. Các thế lực thù nghịch Phật giáo đã tìm mọi cách để mạohóa hai biến cố đầu. 1. Minh Thạnh, Clip HT. Thích Quảng Đức Tự Thiêu DiễnLại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-139_4-14308_5-50_6-1_17-46_14-1_15-1/ 2. http://vietluanonline.com/250211/LichsuPhatgiaoVN11-06-1963dabidanh-trao.html.300 • NHÌN LẠI PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM 1963 Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến chuyện họ đãmạo hóa lịch sử ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm chạy tội quá khứ đãchống lại dân tộc trong suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam. Họ (các thế lực thù nghịch Phật giáo) thấy rằng đã đến lúc khôngcòn cách nào để chứng minh cho mọi người biết phong trào tranh đấuPhật giáo 1963 là do Cộng sản giật dây hay là do những người Cộng sảnhay thân Cộng sản chủ trương nên đã tuyên truyền rằng “người tưới xănglên thân Hòa thượng Thích Quảng Đức là cán bộ Cộng sản nằm vùngNguyễn Công Hoan, cựu dân biểu “lưỡng triều” Việt Nam Cộng Hòa”. Nói rằng Nguyễn Công Hoan là cựu dân biểu quốc hội miền NamViệt Nam thời đệ nhị Cộng Hòa (nhiệm kỳ 1971-1975) và là cựu dânbiểu quốc hội của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (saunăm 1975) là đúng, nhưng nói rằng người tưới xăng lên Hòa thượngThích Quảng Đức là cựu dân biểu “lưỡng triều” miền Nam Việt NamNguyễn Công Hoan là hoàn toàn sai sự thật. Người tưới xăng lúc đó làmột vị tu sĩ Phật giáo, Đại đức Thích Chơn Ngữ thế danh Huỳnh VănHải, hiện nay đang sống tại thành phố San Jose, bang California, Hoa Kỳ. Trước hết chúng ta hãy nói về nhân vật Nguyễn Công Hoan. ÔngNguyễn Công Hoan sinh năm 1944 tức mới 19 tuổi vào năm 1963,không có tên trong danh sách dân biểu quốc hội VNCH thời đệ nhấtCộng Hòa(3), nhưng có tên trong danh sách dân biểu quốc hội VNCHthời đệ nhị Cộng Hòa, nhiệm kỳ 1971-1975. Điều này cũng được xácnhận trong hồi ký “Tôi Làm Nghề Dạy Học” của cựu dân biểu TrầnVăn Sơn. Cựu dân biểu Trần Văn Sơn tức nhà bình luận Trần BìnhNam là thầy dạy của Nguyễn Công Hoan ở trường Trung Học VõTánh, Nha Trang, và cũng là bạn đồng viện, đồng khối “Dân Tộc XãHội” tức khối đối lập do luật sư Trần Văn Tuyên làm Trưởng Khối(Quốc Hội Đệ Nhị Cộng Hòa)(4): “Anh Hoan, dân biểu Phú Yên, quốc hội Việt Nam Cộng Hòa,nhiệm kỳ 1971-75 cùng ở trong khối đối lập với tôi. Thời gian làmdân biểu Việt Nam Cộng Hòa anh Hoan quen biết thế nào với nhữngngười bên kháng chiến không biết. 3. Công Báo VNCH, Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia 2 tại Thành Phố Hồ Chí Minh(Sài Gòn) thuộc kho [fonds] Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam. 4. Trần Văn Sơn, Hồi ký “Tôi Làm Nghề Dạy Học” (http://www.tranbinhnam.com/story/Toi_Day_Hoc_Edited.html) Được xác nhận trong cuộc điện đàm giữa nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hảivà cựu DB Trần Văn Sơn. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG NGÀY 11-6-1963 • 301 Sau ngày 30-4-1975 một số người này làm lớn trong chính quyềnmới ở Phú Khánh (hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nhập lại) đã mờianh Hoan ra ứng cử dân biểu quốc hội của nước Việt Nam thống nhấttổ chức năm 1976. Anh Hoan đến thăm tôi vào đầu năm 1976 cho biếtý anh muốn từ chối vì anh đã nghe dân Phú Yên than phiền chính sáchcủa chính quyền mới.Tôi khuyên anh Hoan không nên từ chối vì cóthể nguy hiểm cho bản thân anh. Sau khi trở thành dân biểu quốc hội của nước Cộng Hòa Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam, Hoan có nhiều dịp vào Nha Trang tỉnh lỵ củatỉnh Phú Khánh công tác và hay đến thăm tôi.Từ đó có kế hoạch vượtbiên. Phân công đơn giản. Anh Hoan chuẩn bị thuyền, tôi chuẩn bịđường đi. Anh Thung làm ruộng ở Thanh Minh chờ gọi.Chúng tôivượt biên đêm ...