Dựa vào Thần vị của Miếu Trúc và truyền thuyết dân gian ta biết về thân thế và sự nghiệp đánh giặc Nguyên Mông của Lân Hổ Đô Thống Đại Vương. Các làng: Đồng Bảng (Sơn Tây cũ nay về Hà Nội), Trung Kiên và Thổ Tang (Vĩnh Lạc) cùng Cao Xá, Tứ Xã, Thụy Vân, Hợp Hải, Xuân Huy (Phong Châu) đều thờ Lân Hổ Đô Thống Đại Vương để nhớ ơn công dẹp giặc cứu dân, cứu nước. Lân Hổ không thấy ghi trong các quyển lịch sử? bởi chăng là khởi nghĩa của dân binh hay sử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÁT HIỆN MỚI VỀ HÌNH TƯỢNG CHẠM KHẮC TRONG MIẾU TRÚC VÀ ĐÌNH THỔ TANG
PHÁT HIỆN MỚI VỀ HÌNH TƯỢNG CHẠM KHẮC TRONG MIẾU
TRÚC VÀ ĐÌNH THỔ TANG
Dựa vào Thần vị của Miếu Trúc và truyền thuyết dân gian ta biết về thân thế và sự nghiệp đánh giặc Nguyên Mông của Lân Hổ
Đô Thống Đại Vương. Các làng: Đồng Bảng (Sơn Tây cũ nay về Hà Nội), Trung Kiên và Thổ Tang (Vĩnh Lạc) cùng Cao Xá, Tứ Xã,
Thụy Vân, Hợp Hải, Xuân Huy (Phong Châu) đều thờ Lân Hổ Đô Thống Đại Vương để nhớ ơn công dẹp gi ặc cứu dân, cứu nước.
Lân Hổ không thấy ghi trong các quyển lịch sử? bởi chăng là khởi nghĩa của dân binh hay sử gia bỏ sót?. Song thân thế sự nghi ệp
của ngài được ghi rõ ràng trong Thần vị, Thần phả, tại các nơi thờ linh thiêng và sâu đậm trong tâm thức nhân dân. Sức sống
mãnh liệt của Lân Hổ Đô Thống Đại Vương với niềm tự hào về tinh thần thượng võ trong huyền sử, trong văn hóa dân gian vùng
Vĩnh Phúc - Phú Thọ. Câu đối ở đình Mỹ Dục (Cao Xá) và Thạch Cáp (Tứ Xã): “Trận phá Nguyên binh, vạn cổ anh uy lưu bất tử.
Đỉnh phù Trần tộ, thiên thu chính khí lẫm anh hùng”. (Nghĩa là: Trận đánh giặc Nguyên, uy vũ và khí phách anh hùng vạn đời còn
lưu danh bất tử. Ra sức phù cơ nghiệp nhà Trần, ngàn thu chính khí vằng vặc hiển hách linh thiêng). “Phù Trần vĩ liệt lưu Nam sử.
Sát Thát anh uy trấn Bắc phương” (Nghĩa là: Phù Trần, sử Nam lưu khí phách. Diệt Thát, uy vũ chặn Bắc phương).
Điển tích hình tượng anh hùng Lân Hổ trở thành nội dung quan trọng cho nghệ nhân sáng tạo các hình tượng điêu khắc, làm đậm
nét về người anh hùng huyền thoại. Từ cốt lõi về nhân vật thờ tự, ta tìm ra được nội dung ý nghĩa những bức chạm khắc, vốn tiềm
ẩn của di tích Thổ Tang.
I. Miếu Trúc thờ “Lân Hổ Đô Thống Đại Vương “. Ngài là nhân thần, là người anh hùng có công đánh giặc Nguyên Mông. Thần Tích
đề cao:“Lân Hổ thân cao tám thước, sức nhấc trăm cân, lại có lòng thương yêu giúp đỡ người, nên được nhân dân yêu quý. Giặc
Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, giết hại dân chúng, tàn phá xóm làng. Vua Trần ban bố kêu gọi toàn dân đánh giặc. Lân Hổ
liền chiêu mộ dân binh, được thanh niên trai tráng trong vùng ùn ùn kéo đến xin theo. Giặc đóng quân ở ven sông Bạch Hạc và
huyện Sơn Vi. Lân Hổ xin vua ban cho ngựa sắt và truỳ sắt, cùng quân sĩ của mình lên đường đánh giặc. Hai võ tướng đắc lực
cùng ngài là Phùng Sáo Đen và Phùng Sáo Đá đều là cậu ruột của ngài. Trận đánh quyết liệt tại làng Thổ Tang (Vĩnh Lạc), Lân Hổ
vung Trùy sắt đánh cho giặc chết như rạ. Lân Hổ đuổi giặc đến đồi Trúc, trong lúc tả xung hữu đột đánh gi ặc quây phía trước, bị
tướng giặc phía sau lén dùng đao chém ngang cổ cụt đầu. Lân Hổ không hề nao núng, liền lấy tay đỡ đầu, đặt lên cổ, xé giải áo
buộc lại, tiếp tục chiến đấu, chém chết tên tướng giặc. Lân Hổ đuổi qua ngã ba Bạch Hạc đánh tan quân giặc.Ngựa phi đến cầu
Xa Lộc (nay là cầu Dòng Dọc) quãng giữa hai xã Tứ Xã và Cao Xá (huyện Phong Châu) Lân Hổ mới chịu hy sinh. Vua Trần khen
ngợi, phong là “Lân Hổ Đô Thống Đại Vương”, ban tặng tám chữ vàng: “Nam thiên tráng khí. Bắc khấu hàn tâm” (Trời Nam hùng
khí. Giặc Bắc lạnh tim). Nhân dân nhớ ơn lập Miếu thờ, suy tôn .Các triều vua đời sau đều có sắc phong tặng ngài”. Đồi Trúc làng
Thổ Tang, nơi Lân Hổ bị trọng thương và nhỏ máu đã được chọn là nơi lập Miếu thờ. Miếu làm trên đồi Trúc - nên gọi là Mi ếu Trúc.
Miếu Trúc lập dựng từ thời Trần, song trải qua nhiều biến cố bị hư hỏng, nhưng vẫn được tu tạo gìn giữ. Lần tu tạo cuối là năm
1882 - thời vua Tự Đức còn lưu lại đến nay. Về bố cục mặt bằng khuôn viên có tường bao quanh, rêu phong cổ kính. Phía trước là
sân rộng lát gạch. Mặt tiền của cổng chia làm 5 khoảng, ngăn cách bằng các trụ biểu vuông, trên trụ có mái giả và vút cong hình
búp hoa. Cổng chính: phía trên đắp nổi rồng chầu mặt trời. Mái xây liền tường chia làm 2 lớp, các đầu góc đều uốn cong, tạo
thành một khối. Cửa ra vào xây cuốn hình vòm. Phần giữa hai lớp mái kẻ chỉ khung đắp nổi hàng chữ “Tối Linh Tự”. Hai bên đắp
nổi hai võ quan gác cổng. Thềm bậc tam cấp, đối xứng hai bên là tượng con sấu. Bên trong là Phương đình và Toà Hậu cung.
Kiến trúc hiện tại mang phong cách thời Nguyễn. Phương đình còn câu đối cổ: “Trúc lĩnh uy danh thùy vũ trụ. Trúc lâm mi ếu hưởng
vĩnh xuân thu” viết trên ván gỗ sơn son thếp truyền thống. Trong miếu còn giữ được hoành phi: “Quyết sơ sinh dân” (làm năm
Nhâm Ngọ 1882), ngai thờ và “Thần vị Lân Hổ Đô Thống Đại Vương”. Trước cung là bức chạm đầu Chúa sơn lâm hai tai xoè,
chung quanh là mây xoắn và mây hình mũi mác. Lối chạm kênh bong, dài ngang bằng cửa cung cấm.
II. Đình Thổ Tang: Thế kỷ XVI dân làng xây dựng đình, suy tôn Lân Hổ Đô Thống Đại Vương là Thánh Hoàng làng. Đình dựng theo
kiểu chữ Đinh. Đại đình là toà nhà lớn phía trước, chia làm 5 gian: 2 dĩ. Phần nhô ra phía sau là hậu cung. Mái đình lợp ngói ta vẩy
hến. Bốn góc mái có đao cong. Phần cột của đại đình gồm 56 cột gỗ, được phân bố 8 hàng chạy ngang, 6 hàng dọc. Phần cột
của hậu cung gồm 4 hàng chạy ngang, 2 hàng dọc. Cột l ...