Danh mục

Phát huy di sản văn hóa trong khối tư nhân: Khó khăn và thách thức từ góc nhìn luật học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập tới những khó khăn và thách thức của các nhà sưu tập tư nhân, một chủ thể không thể thiếu trong quá trình phát huy di sản văn hóa. Nhóm tác giả phân tích về xu hướng lập pháp trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa, các quy định của quốc tế về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa và thực tiễn pháp lí tại Việt Nam để làm rõ hơn những rủi ro pháp lí mà các nhà sưu tập tư nhân có thể phải gánh chịu trong quá trình phát huy những giá trị của di sản văn hóa, đáp ứng với các hoạt động phát triển kinh tế bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy di sản văn hóa trong khối tư nhân: Khó khăn và thách thức từ góc nhìn luật học Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRONG KHỐI TƯ NHÂN: KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TỪ GÓC NHÌN LUẬT HỌC THE PRIVATE PROPERTY IN CULTURAL HERITAGE: LEGAL DIFFICULTIES AND CHALLENGES ThS. Nguyễn Đình Thúy Hường1, Đặng Hoàng Minh2 TS. Ngô Hồ Anh Khôi3 Tóm tắt – Bài viết đề cập tới những khó khăn và thách thức của các nhà sưu tập tư nhân, một chủ thể không thể thiếu trong quá trình phát huy di sản văn hóa. Nhóm tác giả phân tích về xu hướng lập pháp trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa, các quy định của quốc tế về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa và thực tiễn pháp lí tại Việt Nam để làm rõ hơn những rủi ro pháp lí mà các nhà sưu tập tư nhân có thể phải gánh chịu trong quá trình phát huy những giá trị của di sản văn hóa, đáp ứng với các hoạt động phát triển kinh tế bền vững. Từ khóa: công nghiệp văn hóa, di sản văn hóa, sưu tập tư nhân. 1. DẪN NHẬP Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, việc này cho thấy tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa trong việc cấu thành nền kinh tế quốc dân. Mục đích chính của nó là khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa. Vì vậy, Nhà nước tăng cường tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Kể từ năm 2001, Luật Di sản văn hóa ra đời và việc Việt Nam tham gia Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa của UNESCO, sự đóng góp của giới sưu tập tư nhân cho việc nghiên cứu cổ vật nói chung và gốm nói riêng là hết sức quan trọng. Năm 2009, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Cổ vật Việt Nam ra đời và đã bắt đầu tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phân loại các cổ vật và các hiện vật có giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Qua hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Cổ vật Việt Nam đã tổ chức hàng nghìn cuộc triển lãm cá nhân lẫn triển lãm cùng Nhà nước, hàng trăm bảo tàng tư 1 Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 2 Trường Đại học FPT 3 Trường Đại học Nam Cần Thơ; Email: ngohoanhkhoi@gmail.com 445 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” nhân, nhà trưng bày tư nhân, các cuộc giao lưu văn hóa quốc tế, góp phần tạo ra một làn sóng du lịch văn hóa nở rộ trên cả nước, đóng góp cho việc phát huy giá trị các hiện vật văn hóa trong sưu tập cá nhân vào sự phát triển của xã hội và kinh tế đất nước. Dưới góc độ chuyên môn của người nghiên cứu trong lĩnh vực các bộ sưu tập tư nhân, chúng tôi cho rằng, để phát huy được các di sản văn hóa hiện đang nằm trong tay các nhà sưu tập tư nhân, không gì quan trọng hơn là sự minh bạch và hoàn thiện Luật Di sản văn hóa. Tuy nhiên, trong tình hình đất nước còn khó khăn, nhất là khâu quản lí di sản, việc các bộ luật này cần được phản biện, hoàn thiện hơn nữa là điều có thể hiểu được. Để hoàn thành mục tiêu của công nghiệp văn hóa do Chính phủ đề ra, không thể không nhắc đến sự hoàn bị của Luật Di sản văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Cổ vật Việt Nam liên kết cùng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nghiên cứu sâu hơn về Luật Di sản văn hóa, nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp, cũng như chỉ ra những điểm cần suy nghĩ của những nhà sưu tập tư nhân, đứng dưới góc độ luật học. 2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA Điều ước quốc tế có hiệu lực trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới có tính ràng buộc và phổ quát toàn cầu chính là Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới, đã được thông qua tại kì họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16/11/1972. Theo đó, Công ước bao gồm 38 điều, chia làm 08 mục, quy định cụ thể về: I. Định nghĩa di sản văn hoá và tự nhiên; II. Sự bảo vệ của quốc gia và quốc tế đối với di sản văn hoá và tự nhiên: III. Ủy ban liên chính phủ về sự bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới; IV. Quỹ bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới; V. Các điều kiện và thể thức của viện trợ quốc tế; VI. Các chương trình giáo dục; VI. Các chương trình giáo dục; VII. Báo cáo; VIII. Các điều khoản cuối cùng [1]. Trước Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới của UNESCO 1972, lịch sử thế giới đã ghi nhận sự có mặt của Hiến chương Athens (Athens Charte) và Hiến chương Venise (Venise Charte) về bảo vệ di sản văn hóa. Tuy nhiên, hai văn bản trên không được phổ cập nhiều. Nguyên nhân là do phạm vi áp dụng của hai hiến chương này chỉ nằm ở các công trình kiến trúc lịch sử. Nếu Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới của UNESCO 1972 là điều ước quốc tế tổng quát chung, theo chiều ngang cho lĩnh vực bảo vệ di sản thì hiện nay, trên thế giới, tồn tại một số công ước chuyên ngành, lĩnh vực hẹp hơn quy định về bảo vệ di sản cho các ngành theo chiều dọc. Một trong những ví dụ nổi bật của bảo vệ di sản theo ngành dọc là: Công ước về bảo vệ các di sản văn hoá dưới nước được UNESCO thông qua vào năm 446 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 2001 được coi là một công cụ pháp lí hiệu quả để chống lại sự phá huỷ và khai thác thương mại trên phạm vi toàn cầu những di sản văn hoá dưới đáy đại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: