Danh mục

Phát huy giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.95 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Di tích lịch sử cách mạng Bến đò Phú Mỹ tại xã Phú Mỹ (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) ghi dấu tội ác vô cùng man rợ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với nhân dân ta vào những năm 1947-1949. Di tích được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1994, trở thành địa chỉ đỏ cho du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Tuy nhiên, để gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử cách mạng này gắn với phát triển du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, hiện cả ba tỉnh vẫn gặp nhiều gian nan, thách thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ Phát huy giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ Nguyễn Thị Ngọc Thắm13 Tóm tắt Di tích lịch sử cách mạng Bến đò Phú Mỹ tại xã Phú Mỹ (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang)ghi dấu tội ác vô cùng man rợ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với nhân dân ta vào những năm1947-1949. Di tích được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) côngnhận là di tích cấp quốc gia năm 1994, trở thành địa chỉ đỏ cho du khách đến tham quan, nghiên cứu,học tập. Tuy nhiên, để gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử cách mạng này gắn với phát triển du lịch vănhóa, du lịch về nguồn, hiện cả ba tỉnh vẫn gặp nhiều gian nan, thách thức. Từ khóa: bến đò Phú Mỹ, di tích lịch sử, du lịch, Tiền Giang 1. Đặt vấn đề Tiền Giang là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng. Tỉnh hiện có 186 di tíchlịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 20 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp quốc gia đặcbiệt và 164 di tích cấp tỉnh. Các di tích gắn liền tên tuổi các Anh hùng dân tộc, sự kiện lịch sử- văn hóa đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, như: Di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút, Di tích chiến thắng Ấp Bắc, Đền thờ Thủ Khoa Huân, Lăng Hoàng Gia, chùa VĩnhTràng, đình Long Hưng, Di tích khảo cổ Óc Eo - Gò Thành, Bến đò Phú Mỹ... Tiền Giang cònlà cái nôi của đờn ca tài tử, nghệ thuật cải lương và là quê hương của những làng nghề truyềnthống nổi tiếng như: Tủ thờ Gò Công (thị xã Gò Công), dệt chiếu Long Định (huyện ChâuThành)… đó là những lợi thế để phát triển du lịch. Trong những năm qua, việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử- văn hóa được các cấp chính quyền trong Tỉnh quan tâm thực hiện và đã đạt được nhiều kết quảtích cực. Các địa phương đều có định hướng việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử -văn hóa nhằm giáo dục truyền thống địa phương. Đối với các di tích lịch sử - văn hóa có quy môlớn được chính quyền địa phương quan tâm quản lý, bảo vệ, trùng tu, sửa chữa và thường xuyênmở cửa phục vụ khách tham quan. Trên cơ sở được phân công, UBND và các ban, ngành, đoànthể cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Tỉnh đều có sự phối hợp khá đồng bộ trong tổ chức quản lý,kiểm tra, giám sát hoạt động của các di tích lịch sử - văn hóa. 2. Vài nét về lịch sử Di tích lịch sử Quốc gia Bến đò Phú Mỹ Làng Phú Mỹ nằm ở vùng ven của Đồng Tháp Mười, được lập khá sớm (vào cuối thế kỷXVIII). Ngày xưa, làng Phú Mỹ thuộc tổng Hưng Xương, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấnĐịnh Tường. Thời Minh Mạng, làng thuộc tổng Hưng Nhơn, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, tỉnhĐịnh Tường. Trong làng có chợ Thầy Yến, mang tên một thầy thuốc Bắc, tên Yến, đã có công lậpchợ. Ngày nay, làng Phú Mỹ là xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Từ khi thực dânPháp trở lại xâm lược nước ta (năm 1945), chúng bắt đầu thực hiện việc bình định, lập đồn bót khắpnơi, kể cả những vùng hẻo lánh. Chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng bị thất bại. Từnăm 1947, thực dân Pháp quay về bình định vùng chiếm đóng, tuyển mộ thêm ngụy quân, củng cốhệ thống đồn bót và ra sức khủng bố những người yêu nước. Tại xã Phú Mỹ, bọn phản động đội lốt tôn giáo (trong phái Cao Đài Tây Ninh), được sự trợgiúp của thực dân Pháp, đã trắng trợn gom dân lập căn cứ chống phá cách mạng. Thực dân Pháp13 Trường Đại học Tiền Giang 214cho lập đồn tại bến đò để kiểm soát ghe thuyền ra vào Đồng Tháp Mười - vùng căn cứ cách mạngcủa tỉnh Mỹ Tho. Đồn này do tên Pháp chỉ huy, bên dưới có nhiều tên giết người không gớm tay.Ngoài số lính Pháp và lính ngụy, chúng còn bổ sung thêm một đội lính Âu - Phi, có lúc quân sốtrong đồn lên đến 1 đại đội. Không những thế, thực dân Pháp còn cho bọn phản động đội lốt tôngiáo lập quân đội riêng và cho những người theo chúng mặc sức giết hại đồng bào yêu nước. Đồngbào ở đây luôn sống trong nỗi lo sợ, kinh hoàng. Cán bộ ta hoạt động trong vùng này hết sứckhó khăn và nguy hiểm. Chúng đã dùng búa chặt đầu những đồng chí, những người dân mà chúng tình nghi cóquan hệ kháng chiến hoặc không chịu vào lính Cao Đài. Tại bến đò và ngã ba gần bến đò chúngdựng các giàn cây để treo thịt người mà chúng đã giết, có trường hợp chúng đeo đá vào cổngười dân rồi xô xuống kinh gọi là đi “mò tôm”. Đồng bào ở đây đã chứng kiến những tội áccực kỳ man rợ của giặc Pháp, nổi cộm nhất là tên giặc Pháp Taillet có biệt danh là “Tây Búa”,do trong người nó lúc nào cũng có lận 1 cây búa nhỏ làm biểu tượng thị uy của nó. Những năm1948 - 1949 chúng gây tội ác nhiều nhất, hàng chục cán bộ và đồng bào bị chúng đập đầu, mổbụng… Những hình ảnh về “quầy bán thịt người” tại Bến đò Phú Mỹ được nhà quay phimKhương Mễ và đồng nghiệp của ông chụp lại khá nhiều. Đáng tiếc nay chỉ còn 1 bức ảnh đãđược đăng báo là còn lưu giữ. Dù chỉ là 1 bức ảnh nhưng nó là bằng chứng xác thực để tố cáotội ác dã man của thực dân Pháp và bọn phản động trong giáo phái Cao Đài Tây Ninh tại vùngPhú Mỹ trong những năm 1947 -1949. Để trả thù cho đồng bào, đồng chí bị địch giết hại một cách dã man, một số đồng chí côngan được cử đến đây để trừ gian diệt ác. Các đồng chí đã giết được một số tên, trong đó đồng chínữ công an Đặng Thị Mành đã cải trang thành dân thường, có lúc thành một người thiến heo,tay xách túi bàng, miệng thổi ống sáo tò te, la cà khắp thôn xóm, chợ búa, đến cả gần bót giặc;có lúc cải trang thành nhà sư, mặc áo cà sa, đầu cạo nhẵn. Năm 1948, tại chợ Phú Mỹ, đồng chíđã bắn chết thằng “Tây Búa” rồi trà trộn trong đám đông chạy thoát. Trong 2 năm 1948 - 1949,Huyện cử nhiều cán bộ Cao Đài vận đến vùng Phú Mỹ công tác, làm cho tình hình vùng nàydần trở lại ổn định, đồng bào yên tâm trở về tăng gia sản xuất và ủng hộ kháng chiến đến thắnglợi hoàn toàn. Hình 1. Người dân Bến đò Phú Mỹ bị gi ...

Tài liệu được xem nhiều: