Phát huy hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 861.35 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo cáo này sẽ phân tích về thực trạng ứng dụng logistics trong thương mại điện tử B2C và đưa ra một số giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của logistics trong kinh doanh Thương mại điện tử B2C.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Linh Giang 303 Phát huy hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C Nguyễn Thị Thanh Nhàn1 and Nguyễn Linh Giang2 1 Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin 2 Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin nlgiang@cit.udn.vn Tóm tắt. Thương mại điện tử đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với các mô hình kinh doanh sáng tạo và đối với kỳ vọng của người tiêu dùng. Nhu cầu logistics của thị trường này rất đa dạng do hàng hóa ngày càng phong phú về giá trị, trọng lượng, kích cỡ... Người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng nhận được thông tin đúng thời điểm và đánh giá cao việc đổi trả hàng hóa đơn giản, miễn phí cũng như các lựa chọn giao hàng linh hoạt. Bài báo sau sẽ phân tích về thực trạng ứng dụng logistics trong thương mại điện tử B2C và đưa ra một số giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của logistics trong kinh doanh Thương mại điện tử B2C. Từ khóa: Logistics, Thương mại điện tử, B2C, Lưu kho, Giao hàng. 1 Sự cần thiết Ở Việt Nam (VN), mức độ sử dụng Internet của người dân đạt mức lý tưởng cho hình thức Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2015), 67% số người được khảo sát sử dụng Internet trung bình trên 05 giờ mỗi ngày, khảo sát cũng cho thấy 62% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến, tăng 4% so với năm trước. Trong số đó 75% quyết định mua hàng hóa/dịch vụ qua mạng ngay sau khi tìm kiếm thông tin, và 95% số người khảo sát cho biết sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến. Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy giao dịch trực tuyến năm 2015 tăng mạnh. Riêng loại hình B2C, 43% doanh nghiệp (DN) được khảo sát cho biết có doanh thu bán hàng trực tuyến tăng lên, 49% có doanh thu ổn định. Doanh số TMĐT B2C năm 2015 của VN đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước [1]. Bên cạnh đó, khung pháp lý, hạ tầng Internet và hệ thống thanh toán không ngừng được hoàn thiện là những yếu tố giúp tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng. Những số liệu trên cho thấy, thói quen tiêu dùng trực tuyến và mua hàng qua mạng của người tiêu dùng đã và đang có những chuyển biến tích cực, nhưng hiện nay khó khăn lớn nhất của bán lẻ điện tử B2C lại là hệ thống logistics. Trong bán lẻ truyền thống, giới hạn bán kính phục vụ thị trường của nhà bán lẻ là nhân tố quyết định đặc điểm khách hàng và các nỗ lực cung ứng dịch vụ thì trong bán lẻ B2C thị trường được mở rộng không giới hạn. Một khách hàng ở VN có thể đặt mua một chiếc điện thoại hay một lọ nước hoa tại Mỹ qua website của sản phẩm, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời. Tuy nhiên, hàng hóa không thể có mặt ngay lập tức như thỏa thuận mua hàng điện tử mà vẫn cần vượt qua hàng nghìn km khoảng cách địa lý để đến tay khách hàng. Toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán điện tử được gọi là hoạt động e-logistics. 304 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Đặc thù của mô hình e-commerce là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi. Các dòng di chuyển hàng hóa lúc này mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên logistics trong thương mại điện tử có những khác biệt rất lớn với logistics truyền thống, nếu không được tổ chức tốt thì hiệu quả của mô hình này sẽ giảm đáng kể. Chính vì vậy, bài báo sẽ đưa ra một số phân tích về hoạt động logistics trong TMĐT hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hiệu quả hoạt động logistics trong TMĐT B2C. 2 Các hoạt động logistics trong thương mại điện tử B2C Trong TMĐT B2C các hoạt động e-logistics trở nên tối quan trọng và tập trung vào các vấn đề chính sau: 2.1 Lưu kho Lưu kho là việc duy trì một lượng hàng hóa tại các điểm dự trữ hợp lý nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu hàng đặt. Tuy nhiên do nhu cầu của khách hàng rất đa dạng nên mức độ phức tạp của hàng hóa dự trữ cũng lớn hơn gấp nhiều lần. Việc quản lý và duy trì dự trữ cần đảm bảo chính xác, linh hoạt, yêu cầu cao trong áp dụng các loại máy móc thiết bị tự động và sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý kho nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại, thiết lập danh mục hàng đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Linh Giang 303 Phát huy hiệu quả hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại điện tử B2C Nguyễn Thị Thanh Nhàn1 and Nguyễn Linh Giang2 1 Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin 2 Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin nlgiang@cit.udn.vn Tóm tắt. Thương mại điện tử đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với các mô hình kinh doanh sáng tạo và đối với kỳ vọng của người tiêu dùng. Nhu cầu logistics của thị trường này rất đa dạng do hàng hóa ngày càng phong phú về giá trị, trọng lượng, kích cỡ... Người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng nhận được thông tin đúng thời điểm và đánh giá cao việc đổi trả hàng hóa đơn giản, miễn phí cũng như các lựa chọn giao hàng linh hoạt. Bài báo sau sẽ phân tích về thực trạng ứng dụng logistics trong thương mại điện tử B2C và đưa ra một số giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của logistics trong kinh doanh Thương mại điện tử B2C. Từ khóa: Logistics, Thương mại điện tử, B2C, Lưu kho, Giao hàng. 1 Sự cần thiết Ở Việt Nam (VN), mức độ sử dụng Internet của người dân đạt mức lý tưởng cho hình thức Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2015), 67% số người được khảo sát sử dụng Internet trung bình trên 05 giờ mỗi ngày, khảo sát cũng cho thấy 62% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến, tăng 4% so với năm trước. Trong số đó 75% quyết định mua hàng hóa/dịch vụ qua mạng ngay sau khi tìm kiếm thông tin, và 95% số người khảo sát cho biết sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến. Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy giao dịch trực tuyến năm 2015 tăng mạnh. Riêng loại hình B2C, 43% doanh nghiệp (DN) được khảo sát cho biết có doanh thu bán hàng trực tuyến tăng lên, 49% có doanh thu ổn định. Doanh số TMĐT B2C năm 2015 của VN đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước [1]. Bên cạnh đó, khung pháp lý, hạ tầng Internet và hệ thống thanh toán không ngừng được hoàn thiện là những yếu tố giúp tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng. Những số liệu trên cho thấy, thói quen tiêu dùng trực tuyến và mua hàng qua mạng của người tiêu dùng đã và đang có những chuyển biến tích cực, nhưng hiện nay khó khăn lớn nhất của bán lẻ điện tử B2C lại là hệ thống logistics. Trong bán lẻ truyền thống, giới hạn bán kính phục vụ thị trường của nhà bán lẻ là nhân tố quyết định đặc điểm khách hàng và các nỗ lực cung ứng dịch vụ thì trong bán lẻ B2C thị trường được mở rộng không giới hạn. Một khách hàng ở VN có thể đặt mua một chiếc điện thoại hay một lọ nước hoa tại Mỹ qua website của sản phẩm, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời. Tuy nhiên, hàng hóa không thể có mặt ngay lập tức như thỏa thuận mua hàng điện tử mà vẫn cần vượt qua hàng nghìn km khoảng cách địa lý để đến tay khách hàng. Toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán điện tử được gọi là hoạt động e-logistics. 304 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Đặc thù của mô hình e-commerce là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi. Các dòng di chuyển hàng hóa lúc này mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên logistics trong thương mại điện tử có những khác biệt rất lớn với logistics truyền thống, nếu không được tổ chức tốt thì hiệu quả của mô hình này sẽ giảm đáng kể. Chính vì vậy, bài báo sẽ đưa ra một số phân tích về hoạt động logistics trong TMĐT hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hiệu quả hoạt động logistics trong TMĐT B2C. 2 Các hoạt động logistics trong thương mại điện tử B2C Trong TMĐT B2C các hoạt động e-logistics trở nên tối quan trọng và tập trung vào các vấn đề chính sau: 2.1 Lưu kho Lưu kho là việc duy trì một lượng hàng hóa tại các điểm dự trữ hợp lý nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu hàng đặt. Tuy nhiên do nhu cầu của khách hàng rất đa dạng nên mức độ phức tạp của hàng hóa dự trữ cũng lớn hơn gấp nhiều lần. Việc quản lý và duy trì dự trữ cần đảm bảo chính xác, linh hoạt, yêu cầu cao trong áp dụng các loại máy móc thiết bị tự động và sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý kho nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại, thiết lập danh mục hàng đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động Logistics Kinh doanh thương mại điện tử Thương mại điện tử B2C Hệ thống thông tin Kinh tế Dịch vụ cung ứngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0 -
66 trang 245 0 0
-
79 trang 204 0 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1
198 trang 189 0 0 -
79 trang 151 0 0
-
74 trang 147 0 0
-
53 trang 141 0 0
-
50 trang 122 0 0
-
77 trang 112 0 0
-
73 trang 112 0 0