Danh mục

Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên ngành sư phạm tiểu học qua phân môn Tiếng Việt

Số trang: 10      Loại file: docx      Dung lượng: 36.85 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

 Muốn phát huy một cách tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, trong quá trình giảng dạy, người thầy phải luôn lấy việc học của học sinh làm đối tượng trung tâm của quá trình giảng dạy, phải tìm ra con đường, cách thức để người học tự chiếm lĩnh tri thức và vận dụng được tri thức vào thực tiễn. Bài viết Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên ngành sư phạm tiểu học qua phân môn Tiếng Việt sau đây sẽ trình bày các giải pháp phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên ngành sư phạm tiểu học qua phân môn Tiếng Việt. Mời bạn đọc tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên ngành sư phạm tiểu học qua phân môn Tiếng Việt PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CHO SINH  VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIỂU HỌC QUA PHÂN MÔN TIẾNG  VIỆT Phát triển năng lực tự học, trọng tâm là nâng cao năng lực tư duy sáng tạo  cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục chuyên nghiệp  nói chung và dạy học ở đại học, cao đẳng nói riêng. Đồng thời nó cũng là  mục tiêu hướng tới của công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học đang  được đặt ra trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo. Muốn phát huy một  cách tối đa năng lực tự  học, tự  nghiên cứu cho sinh viên, trong quá trình  giảng dạy, người thầy phải luôn lấy việc học của học sinh làm đối tượng   trung tâm của quá trình giảng dạy, phải tìm ra con đường, cách thức để  người học tự chiếm lĩnh tri thức và vận dụng được tri thức vào thực tiễn. 1. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là mục tiêu của   công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở các  trường đại học, cao đẳng  Học là một quá trình trong đó dưới sự định hướng của người dạy, người   học tự giác, tích cực, độc lập tiếp thu tri thức, kinh nghiệm từ môi trường   xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và tay chân, nhằm hình thành cấu trúc  tâm lí mới để  biến đổi nhân cách của mình theo hướng ngày càng hoàn   thiện. Học là công việc của người học, do người học ­ không ai có thể  thay thế họ và chỉ có họ mới tạo ra sự thay đổi cho chính mình . Như vậy, học đã là hàm chứa tự học. Và tự học không có nghĩa chỉ là việc  học ngoài giờ lên lớp, mà tự học ở đây còn là hoạt động học diễn ra trên  lớp dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của người thầy, người học phải  động não, tìm tòi, phát hiện, phân tích, khái quát để  chiếm lĩnh tri thức   khoa học bằng chính tư duy của mình. Nhưng để học có hiệu quả và tránh  rơi vào tình trạng mò mẫm thiếu cơ sở thì học cần phải có sự hướng dẫn,   tổ  chức, chỉ  đạo của người thầy. Bởi vậy, học cần phải được diễn ra   trong mối quan hệ  thống nhất biện chứng với hoạt động dạy của thầy.  Mối quan hệ này có thể diễn ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào  mức độ  tự  lực và trình độ  của người học. Điều này cũng có nghĩa là kết  quả tự học của người học không chỉ phụ thuộc vào trình độ, năng lực của  người học, mà còn phụ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm tổ chức, hướng   dẫn việc học của người thầy.  Để phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên (SV), giáo viên  (GV) cần phải có sự  đổi mới trong phương pháp giảng dạy và cần phải  đổi mới ngay trong từng phân môn, qua từng bài học cụ  thể. Để  đổi mới  phương pháp giảng dạy, chúng ta cần phải có cái nhìn biện chứng đối   việc lựa chọn phương pháp. Theo chúng tôi, không có một phương pháp  riêng lẻ  nào là độc tôn, tối  ưu mà phương pháp tốt nhất là vận dụng các  phương pháp một cách linh hoạt. Phải biết tùy thuộc vào tình huống, đối  tượng người học, nội dung chương trình và từng bài học cụ thể... mà vận   dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ  chức sao cho  người học không ngừng động não, tìm tòi, phát hiện, phân tích, khái quát  để  tự  chiếm lĩnh tri thức khoa học. Lý luận và thực tiễn dạy học  đã   chứng minh:  ở  đâu có sự  tham gia tích cực của người học vào quá trình  tìm kiếm tri thức thì ở đó tri thức được lĩnh hội một cách vững chắc hơn,   hiệu quả nhận thức cao hơn. 2. Một số  giải pháp nhằm phát triển năng lực tự  học, tự  nghiên cứu cho   sinh viên ngành Sư phạm Tiểu học qua phân môn Tiếng Việt Để  phát triển năng lực tự  học, tự nghiên cứu cho SV, chúng ta có thể  sử  dụng được rất nhiều phương pháp, nhưng trong khuôn khổ  của bài viết  này chúng tôi xin trình bày một số  phương pháp mang tính đặc thù riêng  của phân môn Tiếng Việt: 2.1. Tổ chức, hướng dẫn cho sinh viên tự lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ học  về tiếng Việt dưới góc độ là một nhà nghiên cứu Dạy tiếng Việt cho sinh viên  ở  bậc đại học, cao đẳng ngành Sư  phạm   không chỉ  là truyền thụ  cho họ  những kiến thức lí thuyết ngôn ngữ  về  tiếng Việt mà còn phải hướng SV tới việc tiếp nhận các phương pháp  nghiên cứu   ngôn ngữ  để  tìm ra được lí thuyết đó. Giáo viên, sinh viên   không phải là các nhà nghiên cứu, không nhất thiết phải đi lại toàn bộ con  đường mà nhà nghiên cứu đã đi, nhưng trên những bước đi cơ  bản thì  không thể khác được ... Học tập với nghĩa tích cực nhất là phát hiện lại   (chữ của Piaget). Thực hiện được điều này thì việc học không phải là áp  đặt đối với sinh viên. Để  giúp SV lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ  học về  tiếng Việt dưới góc độ  của một nhà nghiên cứu, GV phải sử dụng phương pháp dạy “Phân tích  ­ nghiên cứu ngôn ngữ. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là: theo  sự chỉ dẫn của giáo viên, dựa trên những ngữ liệu đã cho, SV quan sát và  phát hiện những hiện tượng ngôn ngữ, tìm ra những đặc trưng chung của   chúng, từ đó hình thành nên khái niệm và quy tắc mới. Trong phương pháp   này, để thực hiện một hành động ph ...

Tài liệu được xem nhiều: