Danh mục

Phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 731.52 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, khối đại đoàn kết, sức mạnh của nhân dân được phát huy hiệu quả trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954–1975), biểu hiện cụ thể qua hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất, nhà nước và quân đội của nhân dân… Thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc ở miền Nam Việt Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, một lần nữa khẳng định thêm giá trị của bài học đại đoàn kết dân tộc và lấy dân làm gốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nướcHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 146-151This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0038PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CỦA DÂN TỘCTRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚCDương Văn Khoa 1 và Phạm Thị Thu Hằng 21Khoa Lí luận Chính trị và Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội2Bộ môn Khoa học Xã hội Nhân văn, Học viện Chính trị, Bộ Công anTóm tắt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, khối đại đoàn kết, sức mạnh củanhân dân được phát huy hiệu quả trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 –1975), biểu hiện cụ thể qua hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất, nhà nước và quân độicủa nhân dân… Thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc ở miền Nam Việt Nam và xây dựngchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, một lần nữa khẳng định thêm giá trị của bài học đại đoàn kếtdân tộc và lấy dân làm gốc.Từ khóa: Bài học, đoàn kết dân tộc, chiến tranh vệ quốc.1.Mở đầuĐể đánh thắng được đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai trong cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng Lao động Việt Nam đã phát huy cao độ sức mạnhtổng hợp của đất nước, trong đó có sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc. Có nhiều công trình khoahọc đề cập đến các góc độ khác nhau, liên quan đến vấn đề của bài viết, điển hình như: Về đạiđoàn kết dân tộc và tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất của Ban Dân vận Trung ương(1994); Thắng lợi kháng chống Mỹ và 20 năm xây dựng đất nước sau chiến tranh của Trung tâmKhoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1995); Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vàmặt trận đoàn kết dân tộc của Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Văn Khoan (2001); tập hợp các bàiviết của Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc (2003).v.v… Các bài nói,bài viết trên chủ yếu đề cập đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của vấn đề đại đoànkết dân tộc và vai trò của nhân dân đối với cách mạng Việt Nam. Công trình của Ban Dân vậnTrung ương thiên về phân tích đường lối đoàn kết dân tộc của Đảng; đồng thời, điểm qua hoạtđộng của Mặt trận dân tộc thống nhất ở một số giai đoạn lịch sử. Một số công trình nói đến nhữngđóng góp của nhân dân đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, biểu hiện qua hoạt động của Mặt trậndân tộc thống nhất.Các công trình nghiên cứu đi trước chủ yếu đề cập đến lí thuyết của vấn đề đại đoàn kết dântộc và thực tiễn hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất. Tuy nhiên, sức mạnh của khối đạiđoàn kết dân tộc không chỉ thể hiện qua hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất mà còn biểuhiện qua hoạt động của Nhà nước dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, các tổ chức chính trị - xãhội…Ngày nhận bài: 19/12/2017. Ngày sửa bài: 19/1/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018.Tác giả liên hệ: Dương Văn Khoa. Địa chỉ e-mail: duongvankhoagdct@gmail.com146Phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nướcTrên cơ sở kế thừa kết quả của nhà nghiên cứu đi trước, trong khuôn khổ một bài báo khoahọc, chúng tôi đi sâu vào phân tích bối cảnh và quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, pháthuy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc qua hoạt động của mặttrận dân tộc thống nhất, nhà nước và quân đội nhân dân.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Bối cảnh Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954)Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi vào ngày 7-5-1954, quân đội Pháp bị thất bạihoàn toàn và phải chấp nhận ngồi đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ (8-5-1954). Hiệpđịnh Giơnevơ về Đông Dương đã được kí kết vào ngày 20-7-1954. Theo đó, các nước tham giaHội nghị đã tuyên bố công nhận, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào,Campuchia: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Riêng Việt Nam, đất nước tạmthời bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam do thực dân Pháptạm thời kiểm soát, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà.Tuy nhiên, đế quốc Mỹ âm mưu từng bước thay thế Pháp và đơn phương dựng nên chính phủtay sai Ngô Đình Diệm, trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơneve, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhândân miền Nam. Năm 1955, Ngô Đình Diệm phát động chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” với phươngchâm “giết nhầm hơn bỏ sót”. Đặc biệt, tháng 5/1959, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thông qualuật 10-1959, lê máy chém khắp miền Nam. Từ năm 1954 đến năm 1975, đế quốc Mĩ và chínhquyền tay sai đã thực hiện 4 chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (Chiến tranh Đơn phương; Chiếntranh Đặc biệt; Chiến tranh Cục bộ; Việt Nam hóa chiến tranh). Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnhđạo của Đảng Lao động Việt Nam đã đứng dậy thực hiện cuộc chiến tranh vệ quốc giải phóngmiền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tiến tới thống nhất đất nước.Trong tương quan lực lượng có sự chênh lệch lớn giữa lực lượng cách mạng và quân đội ViệtNam Cộng hoà cùng sự hậu thuẫn của Mỹ, đặc biệt về tiềm lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: