Danh mục

Phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.88 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cũng phân tích việc tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, nhằm đạt mục tiêu Việt Nam thực hiện tài chính toàn diện vào năm 2030 như đã đề ra trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM TS. Trần Thị Việt Thạch Học viện Tài chính Tóm tắt Bài viết tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản về tài chính toàn diện, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Bài viết cũng phân tích việc tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, nhằm đạt mục tiêu Việt Nam thực hiện tài chính toàn diện vào năm 2030 như đã đề ra trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Từ khóa: Tài chính toàn diện, Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Hệ thống NHTM Việt Nam, Vai trò của hệ thống NHTM 1. Vài nét về tài chính toàn diện Tài chính toàn diện (Financial Inclusion - FI) là vấn đề bắt đầu được các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú ý từ đầu những năm 2000. Năm 2009, tại Hội nghị thượng đỉnh của 20 nền kinh tế lớn - G20 tổ chức tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) đã khẳng định FI là một trong những trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo của một quốc gia, là nền tảng để phát triển kinh tế bền vững trên cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Theo World Bank (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân, các tổ chức tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Trung tâm tài chính toàn diện (Center for Financial Inclusion) định nghĩa FI là thuật ngữ dùng để chỉ việc tất cả mọi người có thể tiếp cận để sử dụng dịch vụ tài chính với chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu người sử dụng và làm cho họ sử dụng dịch vụ một cách thường xuyên. Một số tổ chức khác như OECD, Liên minh Tài chính toàn diện… cũng đưa ra những khái niệm tương tự. Mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất về FI, song khi đề cập đến FI có mấy đặc trưng cơ bản: (i) Sản phẩm dịch vụ: số lượng sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, ít nhất phải bao gồm các dịch vụ cơ bản thuộc 4 khu vực: tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và thanh toán. (ii) Chất lượng dịch vụ: sản phẩm dịch vụ cung ứng đến người sử dụng phải đảm bảo các tính năng cơ bản: thuận tiện, phù hợp với khả năng chi trả, an toàn, có cam kết bảo vệ quyền lợi khách hàng. (iii) Đối tượng sử dụng dịch vụ: mọi cá nhân, tổ chức kinh tế trong đó phải bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, người thu nhập thấp, người ở các vùng nông thôn, vùng kém phát triển có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ và được cung ứng dịch vụ một cách công bằng, bình đẳng. (iv) Đối tượng cung ứng dịch vụ: mọi tổ chức không phân biệt tư nhân/Chính phủ được cung ứng đa dạng các dịch vụ tài chính phù hợp qui định pháp luật. Đo lường, đánh giá FI Để giúp cho các quốc gia thiết lập mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia cũng như giám sát quá trình thực hiện để đạt mục tiêu, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Los Cabos (Mexico, 2012) đã thông qua bộ chỉ số đánh giá FI, bao gồm 24 chỉ số chia thành 3 nhóm: 256 (i) Nhóm chỉ số tiếp cận dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số như tỷ lệ số máy ATM/ 1.000m2 (hoặc 1.000 người trưởng thành), số lượng chi nhánh/phòng giao dịch của định chế tài chính/1.000m2 (hoặc 1.000 người trưởng thành)… (ii) Nhóm chỉ số sử dụng dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số như tỷ lệ tài khoản/1.000 người trưởng thành; thành; Hợp đồng bảo hiểm/1.000 người trưởng thành; tỷ lệ DNN&V có tài khoản tại trung gian tài chính… (iii) Nhóm chỉ số phản ánh chất lượng dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số phản ánh về nhận thức tài chính của người trưởng thành, hành vi ứng xử đối với các vấn đề tài chính của người trưởng thành, yêu cầu về minh bạch thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp, rào cản khi tiếp cận dịch vụ tài chính… Hiện nay, bộ chỉ số đánh giá FI do G20 đề xuất đang được WB, một số tổ chức quốc tế và các nước dùng để khảo sát và đánh giá mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính và thực hiện tài chính toàn diện. Vai trò của FI Có thể thấy, FI đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, vì các lý do cơ bản: Thứ nhất, FI là nền tảng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của mọi chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Với nền tảng là dịch vụ đa dạng, chi phí hợp lý, cơ hội tiếp cận dịch vụ dễ dàng, mọi chủ thể trong nền kinh tế có cơ hội sử dụng các dịch vụ cơ bản như tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo hiểm. Đây là các dịch vụ giúp cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp, ở các vùng kinh tế khó khăn cải thiện quản lý tài chính cá nhân: tăng thu nhập từ tiết kiệm và đầu tư, có nguồn tài chính để sử dụng các dịch vụ đào tạo, y tế chất lượng tốt, giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh đột xuất một cách hiệu quả, chi phí thấp từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững. Thứ hai, FI tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh. Với một cơ chế cho phép mọi chủ thể có quyền cung ứng dịch vụ một cách bình đẳng trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh sẽ từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm phí dịch vụ. Các chủ thể cung ứng dịch vụ có động lực thúc đấy hoạt động kinh doanh hiệu quả, minh bạch từ đó cải thiện vấn đề quản trị điều hành, tăng lợi nhuận, phát triển ổn định và bền vững. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa, mới thành lập chưa khẳng định được uy tín có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ cơ bản như thanh toán, tín dụng từ đó có cơ hội đầu tư mở rộng qui mô kinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: