Danh mục

Phát huy vai trò động lực quan trọng của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.64 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái quát về sự đóng góp của kinh tế tư nhân và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cản trở để phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này nhằm phát huy ngày càng đầy đủ “vai trò động lực quan trọng”, góp phần phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát huy vai trò động lực quan trọng của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội PHÁT HUY VAI TRÕ ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sự phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân đã huy động được các nguồn lực to lớn vào đầu tư và góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đóng góp của kinh tế tư nhân chưa tương xứng với yêu cầu do những hạn chế từ nội lực của thành phần kinh tế này và những khó khăn, cản trở từ cơ chế, chính sách của Nhà nước. Bài viết trình bày khái quát về sự đóng góp của kinh tế tư nhân và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cản trở để phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này nhằm phát huy ngày càng đầy đủ “vai trò động lực quan trọng”, góp phần phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững đất nước. Từ khóa: kinh tế tư nhân; động lực của nền kinh tế; nội lực; kinh tế phi chính thức; quản lý nhà nước. 1. Giới thiệu Trong các giai đoạn của quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, kinh tế tư nhân đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Theo quan niệm trước đây về CNXH, kinh tế tư nhân gắn với sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất chủ yếu bị coi là bộ phận kinh tế phi XHCN và là đối tượng cải tạo XHCN. Nhưng ngay trong giai đoạn này, kinh tế tư nhân vẫn tồn tại với những mức độ và dưới những hình thức khác nhau, đóng góp không nhỏ vào việc bảo đảm đời sống của người dân. Công cuộc đổi mới kinh tế được thực hiện trên nền tảng đổi mới tư duy kinh tế đã kh ng định nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế là một trong những đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH. Trên cơ sở đó, kinh tế tư nhân đã được phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng kinh tế trụ cột và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các chủ thể kinh tế tư nhân đã có những đóng góp ngày càng lớn vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm cho người lao động, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, xuất khẩu và vào ngân sách nhà nước. Với thực tế đó, sự phát triển kinh tế tư nhân được kh ng định vai trò là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. 111 Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân cũng còn nhiều yếu kém, bất cập. Tuy số lượng các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc kinh tế tư nhân ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng áp đảo trong hệ thống các loại hình tổ chức kinh doanh, nhưng đại bộ phận các cơ sở này có quy mô nhỏ bé, các nguồn lực sản xuất - kinh doanh và năng lực quản trị còn thấp kém, trình độ trang bị công nghệ lạc hậu và năng lực đổi mới công nghệ còn chưa đảm bảo,… Hệ lụy tất yếu của tình trạng này là năng lực cạnh tranh của các cơ sở kinh tế tư nhân còn thấp kém. Điều đó không những dẫn đến hạn chế việc phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn là một thách thức lớn với chính các chủ thể kinh tế này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc phát huy ngày càng đầy đủ hơn vai trò “động lực quan trọng của nền kinh tế” phụ thuộc trực tiếp vào năng lực nội sinh của các chủ thể kinh tế tư nhân. Để thực hiện yêu cầu này, một mặt, cần có sự nỗ lực của bản thân các nhà đầu tư tư nhân; mặt khác, đòi hỏi phải đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước phù hợp với các nguyên tắc thị trường. 2. Nội hàm “vai trò động lực” và sự phát triển quan điểm về vai trò của kinh tế tƣ nhân 2.1. Nội hàm vai trò động lực của kinh tế tư nhân Dù được hiểu theo nghĩa “lôi kéo” hay “thúc đẩy”, thực chất vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần là sự tác động ngày càng lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xem xét một cách tổng quát, vai trò động lực phát triển của kinh tế tư nhân được thể hiện trên những mặt chủ yếu sau đây: - Trực tiếp tạo ra khối lượng lớn sản phẩm và dịch vụ góp phần đáp ứng các nhu cầu trong nước, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. - Là lực lượng chủ yếu tạo việc làm cho người lao động và tạo điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển. - Đóng góp phần quan trọng vào thu ngân sách nhà nước và tác động đến việc điều chỉnh phân bổ các nguồn lực theo yêu cầu bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội. - Tạo áp lực thúc đẩy đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế và thúc đẩy cải cách các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển thể chế kinh tế thị trường. 112 2.2. Quá trình phát triển quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân - Trước khi thực hiện công cuộc Đổi mới năm 1986: kinh tế tư nhân gắn với sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất chủ yếu được coi là “bộ phận kinh tế phi XHCN” và là “đối tượng của cải tạo XHCN”. - Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) thừa nhận kinh tế tư nhân là một thành phần trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và yêu cầu “cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn với các bộ phận của thành phần kinh tế này”1. - Đại hội Đảng lần thứ X (2006) xác định “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”2. - Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) xác định “… kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế…” 3. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (6/2017) đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”4. Sự phát triển quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân gắn liền với sự thay đổi tư duy nhận thức về thời kỳ quá độ lên CNXH, về mô hình kinh tế XHCN. Từ chỗ bị coi là bộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: