Danh mục

Phát triển bảo hiểm xã hội nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 395.53 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển bảo hiểm xã hội nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam" tập trung vào tìm hiểu và phân tích cơ hội - thách thức để phát triển BHXH ở Việt Nam trong điều kiện bình thường mới của đại dịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bảo hiểm xã hội nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ThS. Bùi Quỳnh Anh Khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong công tác an sinh xã hội (ASXH) cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) theo mục tiêu đã định, đồng thời góp phần không nhỏ làm bức tranh kinh tế - xã hội khởi sắc trở lại. Trong thời gian tới, ngành BHXH cần có những thay đổi để thực hiện nhiều chính sách và mục tiêu mới; triển khai các chính sách hỗ trợ NLĐ theo Nghị quyết số 68/NQQ-CP20 và Nghị quyết số 116/NQ-CP21. Nhận thức được trách nhiệm nặng nề của ngành BHXH, bài viết tập trung vào tìm hiểu và phân tích cơ hội - thách thức để phát triển BHXH ở Việt Nam trong điều kiện bình thường mới của đại dịch COVID-19. Từ khóa: An sinh xã hội, phát triển bảo hiểm xã hội, cơ hội, thách thức 1. Vai trò trụ cột của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Tùy theo hoàn cảnh lịch sử, trình độ kinh tế - xã hội cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ xây dựng một hệ thống ASXH có phạm vi và mức độ bảo vệ khác nhau. Mặc dù vậy, xét trên cơ sở về mặt học thuật, hệ thống ASXH là một hệ thống gồm nhiều chế độ, chính sách mà trong đó, mỗi chế độ, chính sách đều có vai trò, chức năng và phạm vi hoạt động riêng nhưng mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới xã hội rộng khắp, bao trùm lên các thành viên của một quốc gia. Mục tiêu tối cao của hệ thống ASXH là bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro, biến cố, khó khăn, bất hạnh và giữ gìn cuộc sống của họ bằng những biện pháp thích hợp. Trong hệ thống ASXH, chính sách BHXH luôn giữ vai trò trụ cột, xương sống, điều chỉnh hoạt động của các chính sách khác. Phát triển BHXH sẽ tạo ra tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách ASXH, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự vững chắc của hệ thống ASXH ở một quốc gia được phản ánh qua chính sách BHXH của quốc gia đó. Chính sách BHXH có đối tượng người lao động tham gia rất lớn, khi 20 Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. 21 Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 377 rủi ro ốm đau, tai nạn, mất việc làm hay già yếu… xảy ra sẽ đe dọa đến cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ, ảnh hưởng xấu tới tâm lý của người lao động, từ đó ảnh hưởng tới toàn xã hội. Xét trên phương diện kinh tế học và xã hội học, nhu cầu xã hội làm cho con người luôn phải suy nghĩ, luôn phải lo lắng về những rủi ro, biến cố, làm cản trở không nhỏ đến khả năng phát huy nội lực của mỗi người. Như vậy, BHXH ra đời và phát triển sẽ tạo tâm lý yên tâm cho NLĐ, giúp họ an tâm công tác, góp phần làm tăng năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp BHXH cho NLĐ mà mình sử dụng. Việc đóng góp BHXH cho NLĐ có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng thực chất, tham gia BHXH đã chuyển giao trách nhiệm bảo vệ NLĐ về phía xã hội, san sẻ rủi ro trên phạm vi toàn xã hội. Điều đó giúp cho chủ sử dụng lao động bớt những khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh nghiệp, yên tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh lâu dài và bền vững. Chính vì vậy, BHXH gián tiếp kích thích và làm tăng trưởng nền kinh tế. BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội là những bộ phận của hệ thống ASXH, là những chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia. Các chính sách này có quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, từ đó góp phần ổn định cuộc sống cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, góp phần ổn định xã hội. Khi BHXH phát triển, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của NLĐ nói riêng và dân cư nói chung. Từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối tượng được hưởng và nâng cao mức hưởng của các chính sách khác trong hệ thống ASXH, đồng thời làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Như vậy, khi kinh tế - xã hội phát triển thì hệ thống BHXH sẽ được mở rộng, lúc này, những hình thức trợ giúp khác của xã hội chỉ là cái “lưới” cuối cùng cung cấp các điều kiện tối thiểu cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, bất lợi trong cuộc sống. Ở Việt Nam, trong thời kỳ chiến tranh, chính sách BHXH được thực hiện đối với công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang. Các chế độ trợ cấp BHXH đã góp phần đảm bảo đời sống cho người thụ hưởng chính sách BHXH, góp phần động viên sức người, sức của cho tiền tuyến, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của dân tộc. Khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, BHXH cũng góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh, hàng vạn công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang đã nghỉ việc được hưởng các chế độ BHXH. Trong giai đoạn thực hiện cải cách kinh tế (năm 1986), việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến sự cải cách và phát triển không ngừng về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ở thời điểm hiện tại, một ...

Tài liệu được xem nhiều: