Danh mục

Phát triển bền vững du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 574.59 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển bền vững du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích tìm ra những vấn đề ảnh hưởng, sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với việc phát triển bền vững du lịch đường sông. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS nhằm tìm hiểu các mối quan hệ của du lịch đường sông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Phước Hiền1 Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích tìm ra những vấn đề ảnh hưởng, sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với việc phát triển bền vững du lịch đường sông. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS nhằm tìm hiểu các mối quan hệ của du lịch đường sông. Bài viết đề cập đến vai trò, trở ngại, điều kiện để phát triển bền vững du lịch đường sông, đồng thời phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông. Từ khóa: Du lịch đường sông, phát triển bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập niên gần đây, du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh làloại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Phát triển du lịch sông giữa các tuyến điểmdu lịch trong thành phố và tỉnh thành ven sông đã tạo nên một mạng lưới du lịch sôngrộng lớn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và văn hóa cho khu vực. Với hệ thống sôngrộng lớn, đặc biệt là con sông Sài Gòn, việc phát triển du lịch đường sông Thành phốHồ Chí Minh đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho du khách khám phá và trải nghiệm vẻ đẹpcủa thành phố từ một góc nhìn sông nước. Du khách có thể tận hưởng không gian yêntĩnh, mát mẻ và thư thái khi đi thuyền trên sông, đồng thời chiêm ngưỡng kiến trúcđộc đáo của các cầu, tòa nhà và quang cảnh thành phố về đêm. Các hành trình du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh thường bao gồmtham quan các điểm du lịch nổi tiếng như Công viên 23/9, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn,Chợ Bến Thành và Dinh Độc Lập. Du khách cũng có cơ hội khám phá những khu vựcven sông, nơi có những làng nghề truyền thống và các trang trại nuôi cá. Điểm đặc biệtcủa du lịch sông là khả năng tham quan các khu vực nông thôn và cảnh quan tự nhiênkhông thể tiếp cận được bằng đường bộ. Để phát triển du lịch đường sông Thành phốHồ Chí Minh, các bên liên quan đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng đóntiếp du khách và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Các tuyến đường sông cũngđược nâng cấp và cải thiện để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho du khách. Có thể nói, phát triển du lịch đường sông đã mang lại nhiều lợi ích như tăngcường hợp tác kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần phát triển kinh tế địaphương và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời, việc khai thác du lịch1 Khoa Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 249đường sông cũng giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên củakhu vực ven sông. Du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh là một ngành côngnghiệp tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và văn hóa. Việc tận dụng hệ thốngsông, phát triển du lịch sông đã tạo ra một trải nghiệm du lịch độc đáo cho du kháchvà đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý đang gặp phải trong việc phát triển du lịch đườngsông tại Thành phố Hồ Chí Minh là thiếu hụt cơ sở hạ tầng và tiện ích hỗ trợ. Mặcdù thành phố có nhiều dòng sông và con kênh, nhưng việc thiếu cảng neo đậu, trạmhành khách, và các tiện ích dọc bờ sông đang hạn chế sự tiện lợi và thu hút của du lịchđường sông. Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách và làm giảm khả năngphát triển của ngành du lịch đường sông tại thành phố.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về du lịch đường sông, Hồng, N. T., & Hồng, N. K. (2019) trong côngtrình nghiên cứu “Đánh giá điểm tài nguyên du lịch theo định hướng khai thác du lịchđường sông trên sông Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ ở thành phố Đà Nẵng” đã trình bày kếtquả đánh giá phân loại điểm tài nguyên du lịch theo thang điểm tổng hợp và xây dựngcác định hướng cho khai thác hoạt động du lịch đường sông ở ba sông trên. Liên quanđến thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng du lịch đường sông, Tùng, H. V., vàNguyên, N. T. T. (2019) có công trình phân tích thực trạng và giải pháp kinh doanhdu lịch đường sông thành phố Cần Thơ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia kinhdoanh du lịch. Bài viết đã phân tích mối liên kết dọc trong chuỗi cung cấp dịch vụdu lịch, đánh giá cảm nhận của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với loại hình du lịchđường sông của thành phố. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy cũng có sự liênkết giữa các tổ chức, cá nhân và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạtđộng thúc đẩy phát triển du lịch, liên kết này đóng vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đường sông tại thành phố Cần Thơ. Liên quan đến công trình nghiên cứu về du lịch đường sông Thành phố Hồ ChíMinh, Lê, D. T. (2022) đã có công tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: