Danh mục

Phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam gắn với nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hệ thống di tích, di vật khảo cổ học (Nghiên cứu điển hình trường hợp tỉnh Yên Bái)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.39 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh hiện nay, các di sản này chính là tiền đề quan trọng phát triển bền vững vùng, trong đó có hoạt động du lịch bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu về tiềm năng hệ thống di sản khảo cổ học của tỉnh Yên Bái, bài viết xác định vai trò, đánh giá thực trạng, đồng thời cũng đề xuất những giải pháp trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh và vùng gắn với nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hệ thống di tích, di vật khảo cổ học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam gắn với nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hệ thống di tích, di vật khảo cổ học (Nghiên cứu điển hình trường hợp tỉnh Yên Bái) Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM GẮN VỚI NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY HỆ THỐNG DI TÍCH, DI VẬT KHẢO CỔ HỌC (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TRƯỜNG HỢP TỈNH YÊN BÁI) Đào Vĩnh Hợp Trường Đại học Sài Gòn Email: daovinhhop.dhsg@gmail.com Tóm tắt: Vùng Tây Bắc Việt Nam, trong đó có tỉnh Yên Bái mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng thực tế có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Đặc biệt hơn cả, trải qua hàng ngàn năm, vùng đất này vẫn lưu dấu hệ thống di tích, di vật khảo cổ học phản ánh “buổi bình minh”của lịch sử loài người và quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Trong bối cảnh hiện nay, các di sản này chính là tiền đề quan trọng phát triển bền vững vùng, trong đó có hoạt động du lịch bền vững. Trên cơ sở điển cứu về tiềm năng hệ thống di sản khảo cổ học của tỉnh Yên Bái, bài viết xác định vai trò, đánh giá thực trạng, đồng thời cũng đề xuất những giải pháp trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh và vùng gắn với nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hệ thống di tích, di vật khảo cổ học. Từ khóa: Di sản, du lịch bền vững, khảo cổ học, phát triển bền vững, Tây Bắc. 1. GIỚI THIỆU Về cơ bản, có thể chia Bắc Bộ Việt Nam thành ba tiểu vùng địa lý: Vùng Tây Bắc; Vùng Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng. Trong đó, Tây Bắc là khu vực còn nhiều khó khăn hơn cả do có đặc điểm địa lý, cấu trúc địa chất khá phức tạp: phần lớn lãnh thổ là núi núi non hiểm trở, dốc lớn; khí hậu cũng có nhiều bất lợi như: gió nóng, mưa đá vào mùa hè, sương muối, băng giá vào mùa đông, lũ quét, sạt lở đất đá,… Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, giao thông của vùng nhìn chung cũng chưa phát triển so với cả nước, đi lại chưa thuận lợi, lại thêm đường biên giới dài tiếp giáp với hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Lào,... Tuy nhiên, ngày nay Tây Bắc cũng có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên (nước, rừng, khoáng sản,...), vùng còn có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống với sắc thái văn hóa đa dạng. Đồng thời, vùng còn tiềm ẩn nhiều di sản lịch sử, văn hóa,... Trong đó phải kể đến hệ thống di tích, di vật khảo cổ học phong phú và mang nhiều giá trị. Đây chính là thế mạnh cho phát triển chung của Tây Bắc, đặc biệt phát triển du lịch bền vững gắn với các loại hình du lịch mới, đặc sắc như: “du lịch văn hóa”, “du lịch di sản”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử kết hợp với các phương pháp liên ngành: văn hóa học, kinh tế, du lịch,... Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu so sánh cũng được tiến hành trong giải quyết các vấn đề đặt ra. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về tiềm năng di sản văn hóa, bài viết khái quát về thành tựu nghiên cứu khảo cổ học cũng như hệ thống các di tích, di vật khảo cổ của tỉnh vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, bài viết phân tích tầm quan trọng và thực trạng công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy hệ thống di sản này trong thời gian qua. Đồng thời đề xuất giải pháp cho bảo tồn phát huy giá trị di sản khảo cổ gắn với phát triển bền vững vùng, đặc biệt là du lịch bền vững. 3. TỔNG QUAN VỀ VÙNG TÂY BẮC VÀ TỈNH YÊN BÁI 3.1. Vùng Tây Bắc Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Về vị trí địa lý, vùng Tây Bắc được giới hạn bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Đông và là dãy núi Sông Mã ở phía Tây [1]. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tây Bắc có chiều dài biên giới với hai nước láng giềng khoảng 870 km (trong đó có 310 km giáp với Trung Quốc ở phía Bắc và 560 km giáp với Lào ở phía Tây) và nhiều cửa khẩu lớn. Cơ cấu dân tộc vùng Tây Bắc rất đa dạng. Trong đó dân số người Kinh chiếm tỷ lệ thấp nhất trong toàn quốc (20,8 %) [2] và đồng bào dân tộc thiểu số lớn nhất toàn quốc. Hiện vùng có trên 20 dân tộc thiểu số sinh sống, gồm: Thái, Tày, Nùng, Mông, La Hủ, Si La, Hà Nhì, Lô Lô,... Vì Tây Bắc là một vùng có nhiều dân tộc cùng chung sống, đa ngôn ngữ, nên có các đặc trưng văn hóa phong phú đa dạng nhất so với các vùng, miền khác trong cả nước. Phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam gắn với nghiên cứu, bảo tồn 527 và phát huy hệ thống di tích, di vật khảo cổ học (nghiên cứu điển hình trường hợp tỉnh Yên Bái) Mỗi dân tộc ở Tây Bắc đều có những nét văn hóa riêng, như: Múa ...

Tài liệu được xem nhiều: