Bài viết nghiên cứu các giải pháp khai thác tiềm năng mạng lưới chợ ở Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch mua sắm sẽ thúc đẩy tích cực kích cầu mua sắm của khách du lịch; góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển chợ truyền thống Đắk Nông thành điểm du lịch đặc sắc Phát triển chợ truyền thống Đắk Nông thành điểm du lịch đặc sắc Lê Anh Vũ Tóm tắt Đắk Nông là tỉnh có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninhquốc phòng trong khu vực Tây Nguyên và miền Nam Trung Bộ. Đến nay, Đắk Nông có trên40 dân tộc anh em cùng cư trú, sinh sống. Vị trí địa lý và thiên nhiên ban tặng cho Đắk Nôngmột kho tàng danh thắng thiên nhiên và di sản văn hóa hết sức độc đáo, đa dạng và phong phú,trong đó có chợ truyền thống. Thời gian gần đây, một số chợ truyền thống của Đắk Nông cònlà điểm đến tham quan hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thực trạng khaithác tiềm năng của các chợ truyền thống ở Đắk Nông phục vụ du lịch dường như còn bỏ ngỏ,chưa được coi trọng. Vì vậy, nghiên cứu và khai thác tốt tiềm năng mạng lưới chợ truyền thốngở Đắk Nông để phát triển du lịch mua sắm là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ khóa: chợ truyền thống, du lịch mua sắm, văn hóa, Đắk Nông. 1. Đặt vấn đề Chợ truyền thống là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thương nghiệp của nước ta.Chợ truyền thống có vai trò là “cầu nối” giữa người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần đảmbảo lưu thông hàng hóa thông suốt, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân và tạo nguồn thungân sách. Đồng thời, chợ truyền thống là lăng kính phản phản ánh mọi mặt đời sống vật chất,tinh thần của cư dân ở một vùng, khu vực nhất định. Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, chợtruyền thống còn phản ánh sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của nhân dân ở mỗi địa phương. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, tính đến năm 2023, cả nước có 9.000 chợ truyềnthống các loại, khoảng 1 triệu cửa hàng quy mô nhỏ của các hộ gia đình, 724 siêu thị và 132 trungtâm thương mại, vài trăm cửa hàng tiện ích (Tổng Cục Thống kê 2023). Hiện nay, tỷ trọng hànghóa bán qua hệ thống thương mại hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích chiếm 25% tổng mứcbán lẻ và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, có thể thấy, 75% người dân vẫn giữ thói quen muasắm tại chợ truyền thống (Google 2023). Bởi vì, chợ truyền thống có những đặc trưng riêng màcác trung tâm thương mại không thể thay thế được. Các chợ truyền thống ở Đắk Nông ra đời và phát triển từ rất sớm. Chợ truyền thống đãphát huy vai trò phục vụ đời sống dân sinh, nhu cầu lưu thông hàng hóa và thúc đẩy phát triểnthương mại của địa phương. Chợ truyền thống kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng nhằm giảiquyết đầu ra cho người sản xuất, đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục không ngừng,nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, chợ truyền thống ở Đắk Nông không chỉ là nơi trao đổihàng hóa, giữ vai trò to lớn trong đời sống vật chất mà còn là nơi hội tụ, kết tinh, giao lưu vàlan tỏa văn hóa giữa các vùng miền. Thời gian gần đây, một số chợ truyền thống của Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nóiriêng còn là điểm đến tham quan hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thựctrạng khai thác tiềm năng của các chợ truyền thống ở Đắk Nông phục vụ du lịch dường như cònbỏ ngỏ, chưa được coi trọng. Nếu biết khai thác sẽ đem đến các nguồn thu đáng kể cho ngànhdu lịch của địa phương. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, công tác quản lý, khai thác tốt tiềmnăng của các chợ truyền thống ở Đắk Nông gắn với hoạt động du lịch cũng là việc làm có ýnghĩa thiết thực. 225 2. Nội dung 2.1. Thực trạng khai thác chợ truyền thống của Đắk Nông phục vụ phát triển du lịchmua sắm Mạng lưới chợ truyền thống Đắk Nông ra đời và phát triển cùng với quá trình tập trungdân cư, mở rộng và phát triển sản xuất. Ngoài chức năng mua bán hàng hóa chợ truyền thốngĐắk Nông còn phản ánh những đặc trưng văn hóa, phong tục, tập quán của cư dân địa phương.Sự phát triển của hệ thống chợ truyền thống góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và thương mại, phát triển. Chợ truyền thống Đắk Nông còn mang đậm dấuấn văn hóa riêng của vùng đất Tây Nguyên (Võ Văn Sơn 2019, 281-290). Tính đến năm 2023, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 46 chợ truyền thống14 được phân bốtrên 42 xã, phường và thị trấn; 01 Trung tâm thương mại Kiến Đức, huyện Đắk R’Lấp hoànthiện giai đoạn 1, đang thực hiện giai đoạn 2; 01 Siêu thị hạng II tại thành phố Gia Nghĩa; 01trung tâm phức hợp, huyện Cư Jút; trên 10.000 cơ sở kinh doanh thương mại (tạp hóa, cửa hàngtiện lợi). Tỷ lệ hàng Việt Nam trong các kênh phân phối trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đạt trên80% ở các siêu thị và trên 60% ở chợ truyền thống (Tổng Cục Thống kê 2023). Tài nguyên du lịch của Đắk Nông trải rộng khắp toàn tỉnh, trong đó có chợ truyền thống(Đặng Nguyên Anh 2015, 33). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số chợ bắt đầu mở ra nhữnggian hàng đồ đặc sản, những sạp hàng bán đồ lưu niệm và cũng triển khai hoạt động quảng cáonhững mặt hàng đặc trưng của quê hương đến với du khách. Đơn cử, chợ phiên Đắk R’măng (huyệnĐắk Glong), Cư Knia (huyện Cư Jút) và của đồng bào Mông họp vào ngày chủ nhật hàng tuần đượcgọi là “chợ phiên Tây Bắc trên cao nguyên Đắk Nông”. Như một không gian Tây Bắc thu nhỏ, chợphiên Đắk R’Măng và Cư Knia ngập tràn phong vị và nét đặc sắc của cộng đồng người Mông trênmảnh đất Tây Nguyên. Theo các bậc cao niên, hơn 20 năm trước, mấy chục hộ đồng bào Mông từ các tỉnh phíaBắc di cư vào xã Cư Knia (huyện Cư Jút) và xã Đắk R’măng (huyện Đắk Glong) lập nghiệp. Xuấtphát từ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và giữ gìn phong tục truyền thống, đồng bào Môngtổ chức chợ phiên vào ngày cuối tuần. Khảo sát thực tế, chợ phiên của đồng bào Mông ở ĐắkNông ngày càng thu hút đông đảo các dân tộc trên địa bàn đến chợ tham quan và mua sắm. Tấtcả tạo nên không gian văn hóa rất riêng của phiên chợ trên vùng đất Tây Nguyên. Vào những ngày chợ phiên, từ sáng sớm đồng bào Mông trên địa ...