Danh mục

Phát triển chương trình đào tạo đại học ngành sư phạm kỹ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.54 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở thống nhất các khái niệm liên quan, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng tích hợp CDIO, bài viết đã đề xuất quy trình và biện pháp phát triển chương trình đào tạo đại học khối ngành Sư phạm kĩ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển chương trình đào tạo đại học ngành sư phạm kỹ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 58-66 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP CDIO Nguyễn Văn Khôi1 , Nguyễn Thu Trang2 1 Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở thống nhất các khái niệm liên quan, phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng tích hợp CDIO, bài viết đã đề xuất quy trình và biện pháp phát triển chương trình đào tạo đại học khối ngành Sư phạm kĩ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO. Từ khóa: CDIO, chương trình đào tạo đại học, quy trình phát triển chương trình đào tạo đại học.1. Mở đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình Phát triển ngành sư phạm và cáctrường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020, trong đó 7 đề án thể hiện khá đầy đủ và rõquyết tâm của Ngành trong thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dụcViệt Nam. Yếu tố cơ bản đảm bảo thành công của đổi mới giáo dục là chất lượng đào tạođội ngũ giáo viên. Bài viết này chỉ tập trung vào việc đổi mới hay phát triển chương trìnhđào tạo (CTĐT) đại học khối ngành sư phạm kĩ thuật (SPKT) với các nội dung sau: (1)Thống nhất một số khái niệm liên quan; (2) Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việcphát triển CTĐT đại học theo định hướng tích hợp CDIO; (3) Đề xuất quy trình và biệnpháp phát triển CTĐT đại học khối ngành SPKT theo định hướng tích hợp CDIO.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số khái niệm2.1.1. Chương trình đào tạo đại học Theo Luật Giáo dục đại học (2012), Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ caođẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của người học sau khi tốt nghiệp;nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đàotạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác.Ngày nhận bài: 28-11-2012. Ngày chấp nhận đăng: 4-4-2013Liên hệ: Nguyễn Văn Khôi, e-mail: khoinv@hnue.edu.vn58 Phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Sư phạm Kĩ thuật Việt Nam... Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định,ban hành CTĐT. Chương trình thường được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiếnthức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Tại các trường đại học, CTĐT được xây dựng, triển khai theo các ngành đào tạo.Theo đó, CTĐT đại học ngành SPKT đã được ban hành từ năm 2006 [1] với các tiêuchuẩn nghề nghiệp giáo viên tương đối rõ ràng [2].2.1.2. Thuật ngữ CDIO [3] CDIO - viết tắt của các từ tiếng Anh (Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiếtkế; Implement - triển khai; Operate - vận hành) sản phẩm (quy trình, hệ thống kĩ thuật).Đó cũng là các năng lực cơ bản, các tố chất mong muốn có được của sinh viên tốt nghiệpcác CTĐT kĩ thuật. Theo cách tiếp cận này thì việc thiết kế các khối kiến thức, kĩ năng đào tạo phảinhằm vào 04 năng lực cốt lõi cần thiết của sinh viên tốt nghiệp, đó là: Hình thành ý tưởng- Thiết kế - Triển khai - Vận hành sản phẩm, hệ thống, quy trình đối với đối tượng nghềnghiệp; phù hợp với bối cảnh của xã hội, được tích hợp trong CTĐT khóa học, chươngtrình môn học. Tiếp cận CDIO đã xây dựng một hệ thống các mục tiêu đào tạo; được cụ thể hoádần theo 4 cấp độ trong “chuẩn đầu ra” và 12 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT.2.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng tích hợp CDIO2.2.1. Cơ sở lí luận a) Cơ sở của tiếp cận CDIO trong phát triển CTĐT đại học Tiếp cận CDIO được hình thành trên cơ sở phân tích vòng đời sản phẩm (hay chukì sản phẩm) để xác định các nhiệm vụ, công việc cần thiết; từ đó xác định các năng lực(với ý nghĩa là sự kết hợp của các kiến thức, kĩ năng, thái độ) cần có của người kĩ sư trongtừng giai đoạn tương ứng. Thuật ngữ vòng đời sản phẩm được sử dụng nhiều trong cáclĩnh vực quản lí công nghệ và marketing (Hình 1). Hình 1. Các giai đoạn vòng đời sản phẩm Hình vẽ này mô tả mối quan hệ giữa sản phẩm bán (doanh số) và lợi nhuận theothời gian trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm. - Đặc điểm của các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm: 59 Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thu Trang Giai đoạn “Phát triển sản phẩm mới”: Đầu tư tốn kém, chưa thu lại ngay được lợitức, bị thua lỗ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: