Danh mục

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong xu thế hội nhập quốc tế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 392.16 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình hội nhập quốc tế, với khát vọng vươn lên, toàn vùng đã có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về tự nhiên, thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Những nỗ lực đã đã mang lại những kết quả khả quan, VKTTĐMT đang dần trở thành vùng phát triển năng động của cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong xu thế hội nhập quốc tế JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 132-140 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Lê Anh Tuấn Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội Tóm tắt. Chủ động hội nhập quốc tế kết hợp với phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp và đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, quá trình phát triển vẫn còn bộc lộ nhiều thách thức, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mong muốn do nhiều nguyên nhân. Để trở thành vùng phát triển công nghiệp năng động của cả nước, đòi hỏi các địa phương trong vùng phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên. Từ khóa: Miền Trung, kinh tế trọng điểm, hội nhập quốc tế, công nghiệp.1. Mở đầu Nằm ở trung độ, với vị trí là “mặt tiền” của đất nước hướng ra Biển Đông, có nhiềutiềm năng và lợi thế trong thu hút đầu tư cũng như phát triển kinh tế, nhưng từ bao đờinay, trừ một số đô thị lớn, VKTTĐMT vẫn là dải đất nghèo so với nhiều vùng khác trongcả nước. Trong quá trình hội nhập quốc tế, với khát vọng vươn lên, toàn vùng đã có nhữngnỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về tự nhiên, thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợcủa Trung ương để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Những nỗ lực đã đã mang lạinhững kết quả khả quan, VKTTĐMT đang dần trở thành vùng phát triển năng động củacả nước. Trong thành quả chung đó, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, là độnglực cho tăng trưởng, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Bài báo phân tíchnhững kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại của hoạt động công nghiệp ởVKTTĐMT trong giai đoạn 2000 - 2010.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát chung - Có diện tích 27.976,7 km2 , dân số 6.150,3 nghìn người (2010) [3], với chuỗi đôthị đang phát triển, các khu kinh tế (KKT) nằm trải dài trên 558 km bờ biển, VKTTĐMTReceived July 20, 2012. Accepted January 24, 2013.Contact Lê Anh Tuấn, e-mail address: tuan854@gmail.com132 Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong xu thế hội nhập...có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Là mặt tiền của cả nước, tiểu vùng sông Mekongvà châu Á - Thái Bình Dương. Từ đây, có thể nối với các nước khác trong khu vực quacác tuyến đường Đông – Tây cũng như đi ra thế giới thông qua hệ thống các cảng biển vàcảng hàng không hiện có. Đây là vùng có trục hạ tầng lớn của đất nước với quốc lộ 1A,đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt, đường điện 500 kV,... Đó là những lợi thế tolớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng nguyên nhiên liệu, máy móc cũng như traođổi hàng hóa từ bên ngoài vào vùng và ngược lại. - Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh để xây dựng cảng nước sâu, thuận lợi cho pháttriển công nghiệp gắn với biển như đóng và sửa chữa tàu thuyền; dịch vụ hàng hải; lọc hóadầu; năng lượng; chế biến nông-lâm-thủy sản; hóa chất; vật liệu xây dựng,. . . Một số loạikhoáng sản như than đá, quặng urani, vàng, sắt, kaolin, cát thủy tinh, felsapt, đá vôi, đá xâydựng, sét gạch ngói,. . . là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Tài nguyên thủy, hảisản rất phong phú là điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủysản của vùng. - Dân cư có truyền thống cách mạng, cần cù, hiếu học; nguồn nhân lực tương đốiđông đảo, giá rẻ là một lợi thế cho vùng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Sự phát triển củacác ngành kinh tế khác là đơn đặt hàng cho ngành công nghiệp trong vùng phát triển. Hộinhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường quốc tế thuận lợi là cơ hội để phát huy vị trívà vai trò của vùng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Việt Nam nói chung và nhất làVKTTĐMT đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm cùng với xu thế chuyển giaocông nghệ và phân công quốc tế làm tăng cơ hội thu hút đầu tư. Một số công trình đầu tưlớn, trọng điểm trong vùng đã bắt đầu đi vào khai thác, hoạt động tạo thuận lợi hơn nữacho quá trình phát triển công nghiệp.2.2. Tình hình phát triển và phân bố - Công nghiệp đã thực sự là ngành xương sống, đóng vai trò là động lực cho sự pháttriển chung của vùng. + Đóng góp vào GDP của công nghiệp ngày càng tăng lên, từ 29,1% (cùng với xâydựng) năm 2000 lên 36,1% năm 2005 và đạt 42,5% năm 2010 [4], dẫn đầu trong 3 khuvực kinh tế. Quy mô sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăngtừ 11.002 tỉ đồng (theo giá thực tế) năm 2000 lên 31.291 tỉ đồng năm 2005 và đạt 173.214tỉ đồng năm 2010, chiếm 5,8% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước [4]. Về giá trị tuyệtđối, năm 2010 tăng gấp 15,7 lần so với năm 2000. Trong gia ...

Tài liệu được xem nhiều: