Danh mục

phát triển của trẻ em - Lịch mọc răng sữa của bé

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 86.03 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch mọc răng sữa của bé Khi mọc răng sữa, trẻ nhỏ thường trở nên cáu kỉnh quá thái. Bạn phải chờ đón sự bất thường này vào lứa tuổi nào? Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở các trẻ khác nhau. Sau đây là kiểu mọc răng sữa thường gặp nhất do Bệnh viện Nhi đồng St. Louis (Mỹ) đề xuất: - 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng. - 4 răng cửa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
phát triển của trẻ em - Lịch mọc răng sữa của bé Lịch mọc răng sữa của bé Khi mọc răng sữa, trẻ nhỏ thường trở nên cáu kỉnh quá thái. Bạn phải chờ đón sự bất thường này vào lứa tuổi nào? Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở các trẻ khác nhau. Sau đây là kiểu mọc răng sữa thường gặp nhất do Bệnh viện Nhi đồng St. Louis (Mỹ) đề xuất: - 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng. - 4 răng cửa bên (2): 7-10 tháng. - 4 răng hàm đầu tiên (4): 12-16 tháng. - 4 răng nanh (3): 14-20 tháng. - 4 răng hàm thứ 2 (5): 20-32 tháng. Lỗ sáo lạc chỗ Lỗ sáo là lỗ ngoài của niệu đạo, là lỗ thoát nước tiểu, thường nằm ở đỉnh quy đầu. Ở một số bé trai, lỗ sáo lại nằm ở mặt dưới dương vật, khiến trẻ không đứng tiểu được mà phải ngồi như con gái. Y học gọi dị tật này là lỗ đái thấp, với 3 thể. Ở thể nặng, lỗ sáo nằm tại phần gốc của dương vật, chiếm khoảng 5% trường hợp. Với thể trung bình (chiếm khoảng 45%), lỗ sáo nằm ở phần thân dương vật. Ở thể nhẹ (50%), lỗ này nằm tại mặt dưới của đầu dương vật. Tật lỗ đái thấp có thể là dị tật đơn thuần, với biểu hiện dương vật biến dạng và bao tinh hoàn chẻ. Nhưng nó cũng có thể kèm theo những tật khác của cơ quan sinh dục như tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn... Ở các bào thai nam, tật lỗ đái thấp phát sinh vào khoảng tuần thứ 10 đến tuần thứ 14, do sự chi phối của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố di truyền đóng góp khoảng 70%. Ngày nay, với kỹ thuật siêu âm, người ta có thể phát hiện tật lỗ sáo thấp ở bào thai ngay từ lúc nó mới hình thành. Những bé trai có lỗ sáo lạc chỗ phải được phẫu thuật sửa tật này. Qua thăm khám thực tế, thầy thuốc sẽ có hướng điều trị phù hợp với từng người cụ thể. Thí dụ, nếu có ẩn tinh hoàn, họ sẽ phẫu thuật đưa tinh hoàn về vị trí thích hợp. Bác sĩ sẽ làm lỗ đái nhân tạo ra tận đầu dương vật để trẻ có thể đứng đái theo tư thế nam giới và khi đến tuổi trưởng thành có thể phóng tinh bình thường. Nhịp điệu sinh học trong giấc ngủ trẻ thơ Nhiều người có con nhỏ rất băn khoăn không biết làm thế nào để con mình ngủ ngon, đủ giấc vì bé cứ hay trăn trở, quấy khóc khi ngủ... Thực ra, đây không còn là vấn đề nan giải nếu họ nắm được nhịp sinh học trong giấc ngủ của bé. Mọi hoạt động sống của sinh vật là một chuỗi những thay đổi định kỳ. Tất cả những biểu hiện đó được gọi là nhịp điệu sinh học. Điều thú vị là có rất nhiều nhịp điệu sống của sinh vật tương ứng với nhịp điệu vận động của thiên nhiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Chẳng hạn như nhịp thức - ngủ của con người, nhịp hoạt động ngày - đêm của các loài động vật và thời kỳ đâm hoa kết quả vào mỗi mùa xuân của cây cỏ... Nhịp thức - ngủ của con người đã được hình thành từ rất lâu đời do sự tác động qua lại của cơ thể và môi trường. Vì vậy, nhịp điệu sinh học vừa mang tính nội tại (như khi các phi hành gia không gian bay vào vũ trụ hoặc khi ta đưa các sinh vật vào hang tối, chúng vẫn giữ được nhịp thức - ngủ như cũ), vừa mang tính ngoại cảnh (ví dụ công nhân làm ca đêm sẽ thích nghi bằng cách ngủ bù vào ban ngày, hoặc khi con người đi từ vĩ tuyến này sang vĩ tuyến khác, vẫn thích nghi được với mọi sinh hoạt ở hoàn cảnh mới). Nhiệm vụ của chúng ta là điều chỉnh sao cho nhịp điệu nội tại cơ thể và nhịp điệu của ngoại cảnh luôn hài hòa và hợp nhất, tránh những rối loạn gây bất lợi cho cơ thể. Đối với con người - đặc biệt là trẻ em, trong quá trình sống và phát triển, hoạt động luân phiên thức ngủ là một nhu cầu sinh lý tự nhiên không thể thiếu. Nhịp thức ngủ là “nhịp điệu chìa khóa”, tác động và chi phối mọi nhịp sống khác của cơ thể. Thời gian ngủ có liên hệ với độ tuổi không? Thời gian ngủ tùy thuộc vào tuổi tác và yêu cầu của từng cơ thể. Ở người lớn, cứ 1 giờ hoạt động phải được bù bằng nửa giờ ngủ. Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng cao (trẻ sơ sinh ngủ 20-22 tiếng mỗi ngày). Khi lớn lên, nhu cầu ngủ sẽ giảm dần, đến 1 tuổi chỉ còn 16 tiếng, 2 tuổi còn 14 tiếng, 3 tuổi còn 13 tiếng. Khi 16 tuổi, trẻ chỉ còn ngủ 8 tiếng giống như người lớn. Thời gian ngủ chủ yếu vào ban đêm; riêng với trẻ em thời gian ngủ ban ngày cũng rất quan trọng. Mỗi cá thể đều có nhu cầu ngủ khác nhau. Chúng ta cần đảm bảo và duy trì đúng nhịp điệu tự nhiên của nó. Phân bố chế độ sinh hoạt và giờ giấc hợp lý theo từng giai đoạn tuổi và từng cơ thể riêng biệt là yếu tố quyết định. Thế nào là giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm? Giấc ngủ được cấu tạo bằng nhiều chu kỳ với hai trạng thái khác nhau, mỗi chu kỳ chia làm 5 giai đoạn. Giấc ngủ chậm chiếm khoảng 80% thời gian ngủ ở trẻ em, biểu hiện bằng các sóng chậm trên điện não gồm 4 giai đoạn với độ sâu tăng dần. Ở các giai đoạn này, hoạt động sống của cơ thể như nhịp tim, nhịp thở, chuyển hóa cơ bản giảm dần đến mức thấp nhất. Giấc ngủ nhanh (hay giai đoạn 5 của chu kỳ) tiếp nối với giấc ngủ chậm, chiếm khoảng 20% thời gian còn l ...

Tài liệu được xem nhiều: