Danh mục

Phát triển đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 462.83 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết “Phát triển đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam” hệ thống hoá và đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp cho Việt Nam để thực hiện thành công mục tiêu quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lại Văn Mạnh1, Nguyễn Hữu Đạt2 1 Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 2 Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường Mở đầu Khu vực đô thị hiện là nơi sinh sống của hơn 55% dân số thế giới và dự báo sẽtăng lên 62,5% vào năm 2035, đạt tỷ lệ 68% vào năm 2050. Khu vực châu Á dự báosẽ đạt khoảng 2999 triệu dân (tỷ lệ đô thị đạt 59,2%); đô thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽở các quốc gia có thu nhập trung bình (tỷ lệ đô thị khoảng 61,5% vào năm 2035)(UN Habitat, 2021). Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển của mỗiquốc gia; đô thị hóa mang lại nhiều cơ hội về kinh tế, việc làm, giáo dục và chămsóc y tế nhưng ngược lại đô thị hoá thiếu bền vững tạo ra những áp lực về khônggian sinh sống, nhu cầu tiêu dùng năng lượng và tài nguyên lớn, chứa đựng nhiềurủi ro về ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, tội phạm, gia tăng chất thải vàtác động đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học do đó tác động đến đến an ninhphi truyền thống, làm suy giảm tính bền vững về môi trường, gia tăng lượng phátthải khí nhà kính và tác động ngược lại đối với thành công về kinh tế (UN Habitat,2021). Ở Việt Nam, sau 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm qua, đô thị hoá vàphát triển đô thị ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ đô thị hoátăng lên gần 40% vào năm 2020 với 862 đô thị, đóng góp của khu vực đô thị vàotăng trưởng kinh tế của cả nước với khoảng 70% GDP, đời sống người dân đô thịđược nâng lên rõ rệt… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được phát triển đô thịở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục, đô thị hoá diễn ra chủ yếutheo chiều rộng, chất lượng đô thị chưa cao, nhiều áp lực về đất đai, tài nguyên thiênnhiên, xu hướng phát sinh chất thải mạnh mẽ trong bối cảnh hạ tầng thu gom, côngnghệ xử lý còn tồn tại nhiều hạn chế (Ban Kinh tế Trung ương), (Bộ Tài nguyên vàMôi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2016 - 2020, 2021). Trong rấtnhiều cách tiếp cận để phát triển đô thị bền vững thì tiếp cận phát triển đô thị tăngtrưởng xanh đang được xem xét đến như là một trong nhiều giải pháp quan trọng.Trên cơ sở những định hướng của Trung ương, hệ thống chính sách, khung khổ phápluật hiện hành liên quan đến ngành tài nguyên và môi trường, bài viết “phát triểnđô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam đến năm 2030” hệ thống hoá và đề xuất cácquan điểm, mục tiêu và giải pháp cho Việt Nam để thực hiện thành công mục tiêuquản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai vàứng phó với biến đổi khí hậu. 285 1. Kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong phát triển đô thị ở Việt Nam 1.1. Kết quả đạt được Đến năm 2020, Việt Nam có 862 đô thị, tăng thêm 60 đô thị so với năm 2016.Trong đó, tăng thêm 05 đô thị loại I, 06 đô thị loại II, 07 đô thị loại III, 03 đô thị loạiIV và 39 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc tăng từ 36,7% năm 2019 lên 39,3%năm 2020. Tỷ lệ đô thị hóa cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ (71,68%), thấp nhất tạivùng Trung du miền núi phía Bắc (21,89%). Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương có tỷ lệ dân số đô thị cao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh với 83%, Đà Nẵngvới 78,6%, Bình Dương là 84,23% và Quảng Ninh là 68,86%. Kinh tế khu vực đôthị tăng trưởng ở mức độ cao, đóng góp khoảng 70% GDP của cả nước, không gianđô thị được mở rộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm; chấtlượng sống của cư dân đô thị được nâng cao… (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báocáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2016 - 2020, 2021) 1.2. Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam cũng tạora nhiều vấn đề thách thức như: - Dân số gia tăng, di cư từ nông thôn ra thành thị đang là sức ép lớn gây ra tìnhtrạng quá tải với đất đai, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở các đô thị. Cùngvới đó, tăng trưởng các hoạt động kinh tế ở khu vực đô thị như xây dựng, côngnghiệp, giao thông vận tải, y tế, thương mại - dịch vụ cũng như quá trình sử dụng vàtiêu thụ năng lượng đã và đang tạo ra nhiều sức ép đối với môi trường (World Bank,Solid Waste Management, 2019), (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạngmôi trường Quốc gia 2016 - 2020, 2021) cụ thể như sau: - Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến một số bất cập, như tình trạng mở rộngđô thị có mật độ thấp, sử dụng đất đai chưa hiệu quả, tính cạnh tranh của các đô thịkhông cao; số lượng đô thị tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu củaphát triển bền vững. Bảng 1. Diện tích, cơ cấu đất đô thị trong các chỉ tiêu Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng quốc gia đế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: