Danh mục

Phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.48 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vai trò của sự phát triển đô thị Đà Nẵng có vị trí quan trọng. Về quan điểm phát triển đô thị, thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát huy tối đa mối quan hệ liên kết vùng; phát triển khu đô thị trung tâm thành khu đô thị nén để tái thiết khu vực đô thị cũ; quy hoạch đô thị biển thành “khu đô thị biển”; xây dựng đô thị theo mô hình thành phố thông minh, tiện ích cao để phát triển, khai thác nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đô thị thông minh tại Đà NẵngPHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI ĐÀ NẴNG ThS. Trần Phạm Huyền Trang Trường cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt Hàn Tóm tắt Vai trò của sự phát triển đô thị Đà Nẵng có vị trí quan trọng. Về quan điểmphát triển đô thị, thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát huy tối đa mối quan hệ liên kếtvùng; phát triển khu đô thị trung tâm thành khu đô thị nén để tái thiết khu vực đô thịcũ; quy hoạch đô thị biển thành “khu đô thị biển”; xây dựng đô thị theo mô hìnhthành phố thông minh, tiện ích cao để phát triển, khai thác nền tảng công nghệthông tin, công nghệ cao. Tất cả những việc làm này nhằm hướng đến phát triểnthành phố Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh. Tuy nhiên, điều này không phải dễdàng. Bài viết này nhằm phân tích thực trạng phát triển đô thị thông minh tại ĐàNẵng và đưa ra một số giải pháp phù hợp. Từ khóa: Công nghệ thông tin, Đô thị thông minh, Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề Phát triển đô thị thông minh cho đến nay đã trở thành một xu thế tất yếu tạinhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Qua thực tế triển khai, cũng như qua đánhgiá của các nhà khoa học, chuyên gia, việc xây dựng đô thị thông minh ở các nướctrên thế giới đã cơ bản đạt được những kết quả như mong muốn so với mục tiêu,yêu cầu đề ra như: Tăng chất lượng cuộc sống cùng các dịch vụ thiết yếu đi kèm;tăng tính hiệu quả của bộ máy hành chính; tăng tính liên kết dọc giữa các hệ thốnghạ tầng kỹ thuật với nhau và hạ tầng xã hội với nhau, cũng như liên kết ngang giữahạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng sự tương tác trong nội bộ cộng đồng dân cưcũng như giữa cộng đồng dân cư với chính quyền; giảm chi phí; giảm thời gian chờđợi hoặc thời gian đi lại; giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng nhưlãng phí không cần thiết các nguồn lực xã hội. Minh chứng cho điều này cách đây 5năm, Hàn Quốc - một trong những quốc gia phát triển ở châu Á - có sẵn hạ tầngcông nghệ thông tin phát triển mạnh đã đầu tư xây dựng và phát triển mô hình thànhphố công nghệ tại nhiều thành phố lớn của nước này. Theo đó, người dân được kếtnối một cách tối đa, thẻ thông minh được dùng để thanh toán cho tất cả các phươngtiện giao thông công cộng, công nghệ GPS (định vị toàn cầu) kết hợp với camera hỗtrợ giám sát ở khắp mọi nơi. Cùng với đó, nước này cũng xây dựng mạng thông tinmở giữa chính quyền và người dân nhằm minh bạch thông tin. Đến nay, Hàn Quốcvẫn tiếp tục xây dựng đô thị thông minh để nâng cao chất lượng sống của người dânvà mục tiêu ưu tiên là giảm ô nhiễm môi trường nhờ phát triển năng lượng sạch, 179tăng diện tích cây xanh, kiểm soát lưu lượng giao thông nhờ công nghệ thông tin.Đây cũng chính là vấn đề đặt ra với các đô thị nói chung, trong đó có các thành phốtại nước ta khi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh kéo theo các vấn đề ùn tắcgiao thông, hạ tầng quá tải, hay ô nhiễm môi trường… Vì vậy, việc ứng dụng côngnghệ thông tin hướng tới mô hình thông minh được xem là lời giải đúng cho bàitoán này. Việt Nam với vị trí là một nước đang trong quá trình phát triển cũng khôngtránh khỏi xu thế trên. Là một trong những thành phố có tốc độ phát triển hạ tầngcông nghệ thông tin và truyền thông nhanh nhất trong cả nước, 9 năm liên tục, thànhphố Đà Nẵng dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin(ICT Index), đoạt giải ASEAN City năm 2015 về ứng dụng công nghệ thông tin trongkhu vực công. Trong những năm qua, Đà Nẵng luôn chú trọng về vấn đề phát triển đôthị thông minh. Tuy vậy, những kết quả đó vẫn còn khiêm tốn so với các mục tiêu,yêu cầu, nội dung của một đô thị thông minh trong đó việc xây dựng đô thị thôngminh vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế bài viết này nhằm đưa ra một số biện phápphát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng. 2. Cơ sở lý thuyết về đô thị thông minh Qua 20 năm hình thành và phát triển, khái niệm về đô thị thông minh đếnnày đã có nhiều biến thể cấp độ khác nhau theo nhu cầu và khả năng nguồn lực đầutư, mục tiêu hướng đến ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương thực hiện. Theo PGS. TSNguyễn Minh Hoà, ý tưởng về đô thị thông minh đầu tiên bắt đầu từ khoảng 1990bởi các chuyên gia công nghệ thông tin ở Valley Silicon (Mỹ) và thành phốBangalore – Valley silicon của Ấn Độ. Khái niệm đô thị thông minh chính thứcđược sử dụng từ năm 2005 và đang dần được hoàn thiện tùy theo tình hình ứngdụng triển khai thực tế tại các qu ...

Tài liệu được xem nhiều: