Danh mục

Phát triển doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung trong mối tương quan với cả nước

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,008.85 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ niên giám thống kê để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp (DN) ở vùng Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền Trung (BTB&DHMT) giai đoạn 10 năm từ 2008 - 2017 trong mối tương quan so sánh với cả nước. Kết quả cho thấy tốc độ phát triển của DN vùng BTB & DHMT ở các chỉ tiêu nghiên cứu về số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. theo xu hướng tăng lên tương tự với xu hướng doanh nghiệp cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung trong mối tương quan với cả nước PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CẢ NƯỚC TO DEVELOP ENTERPRISES IN RELATION BETWEEN THE NORTH CENTRAL COAST REGION AND THE WHOLE COUNTRY ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh TS. Lê Nữ Minh Phương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ niên giám thống kê để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp (DN) ở vùng Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền Trung (BTB&DHMT) giai đoạn 10 năm từ 2008 - 2017 trong mối tương quan so sánh với cả nước. Kết quả cho thấy tốc độ phát triển của DN vùng BTB & DHMT ở các chỉ tiêu nghiên cứu về số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. theo xu hướng tăng lên tương tự với xu hướng doanh nghiệp cả nước. Năm 2008 vùng BTB&DHMT chỉ có 27.334 DN thì đến năm 2017 con số này là 73.705 DN, tăng bình quân 5.152 DN/năm đạt tốc độ phát triển bình quân là 111,65%/năm trong khi đó của cả nước là 112,63%. Tuy nhiên, xét về quy mô, năng lực sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh bình quân/doanh nghiệp thì xu hướng phát triển của doanh nghiệp vùng BTB&DHMT lại thấp hơn so với bình quân chung cả nước và chủ yếu là DN với quy mô vừa và nhỏ. Điều này cho thấy những khó khăn nhất định của khu vực doanh nghiệp ở vùng BTB&DHMT. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vùng BTB&DHMT trong thời gian đến. Từ khóa: Doanh nghiệp; giai đoạn 2008 - 2017; Bắc Trung Bộ & Duyên Hải Miền Trung; cả nước. Abstract Keywords: firm, period 2008 - 2017, North Central Coast region, Vietnam. 852 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam (VN) hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, hệ thống các doanh nghiệp (DN) được xem là bộ phận quan trọng nhất, đóng góp quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Đến năm 2020, xây dựng DN VN có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh (Chính phủ, 2016) (Bộ KH&ĐT sách trắng DN VN, 2019) . Trong mối quan hệ tương quan với sự phát triển của cả nước, khu vực DN của vùng Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung (BTB&DHMT) cũng không nằm ngoài xu thế trên. Tính đến năm 2018 toàn vùng có 95.558 DN đang hoạt động tăng 8,7% so với năm 2017 có 87.898 DN đang hoạt độngBộ KH & ĐT sách trắng DN VN, 2019). Năm 2017, BTB&DHMT có 73.705 DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh với tổng vốn sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp đạt 2.014,48 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 1,68 triệu lao động với thu nhập bình quân/tháng của người lao động là 5,95 triệu đồng; góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (NGTK 2018). Vì vậy, trên cơ sở những mốc chính trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong đó đặc biệt là gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và gần đây tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng khác; bài viết này đề cập đến sự phát triển của các DN BTB&DHMT trong giai đoạn 10 năm từ 2008 - 2017. Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp bức tranh tổng quan về xu hướng phát triển doanh nghiệp vùng BTB&DHMT, từ đó thấy được mức độ phát triển và vị thế của doanh nghiệp vùng BTB&DHMT so với cả nước và đề xuất một số kiến nghị góp phần phát triển khu vực doanh nghiệp vùng trong thời gian đến. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Trong phạm vi của bài viết nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, phù hợp với những dữ liệu thống kê về DN theo vùng nghiên cứu sử dụng định nghĩa doanh nghiệp của Việt Nam (NGTK, 2018) như sau: Doanh nghiệp: Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân. Doanh nghiệp đang hoạt động: Là doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký, có mã số thuế, đang thực hiện việc kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh: Là doanh nghiệp trong năm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, có kết quả tạo ra hàng hóa, dịch vụ và có doanh thu hoặc phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh. Thuật ngữ này không bao gồm DN đang đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; DN đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không phát sinh doanh thu, chi phí SXKD; DN tạm ngừng và ngừng hoạt động có thời hạn... Phát triển số lượng các doanh nghiệp thể hiện số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép tăng theo thời gian. Tiêu chí đánh giá qui mô doanh nghiệp thường được đánh giá thông qua số lao động, vốn và tài sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu đánh giá sự phát triển 853 của doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu trong đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của Thủ tướng chính phủ năm 2018 (Thủ tướng Chính phủ, 2018). Cụ thể; trong phạm vi của nghiên cứu tập trung vào nhóm các chỉ tiêu sau: (1) Mức độ phát triển về số lượng doanh nghiệp; (2) Mức độ phát triển về lao động; (3) Mức độ thu hút vốn đầu tư và tài chính và (4) Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù có nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về thuật ngữ kinh doanh, nhưng theo điều 3 của Luật doanh nghiệp 2014 thì “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến ti ...

Tài liệu được xem nhiều: