Phát triển đội tàu container chở hàng khô trên tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà Nội
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 654.35 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đưa ra một số cơ sở để phát triển đội tàu container chở hàng khô trên tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà Nội nhằm nâng cao thị phần vận tải hàng hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đội tàu container chở hàng khô trên tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà Nội CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019<br /> <br /> PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU CONTAINER CHỞ HÀNG KHÔ TRÊN<br /> TUYẾN ĐƯỜNG THỦY HẢI PHÒNG - HÀ NỘI<br /> DEVELOPMENT OF DRY CARGO CONTAINER FLEET ON THE<br /> HAI PHONG-HA NOI WATERWAY ROUTE<br /> NGUYỄN HỒNG PHÚC<br /> Khoa Máy tàu biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam<br /> Email liên hệ: phucdhhh@vimaru.edu.vn<br /> Tóm tắt<br /> Theo quy hoạch phát triển vận tải thủy đến năm 2020, tái cơ cấu vận tải thủy nội địa theo<br /> hướng đảm nhận vận chuyển hàng khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng; tăng thị phần<br /> đảm nhận vận tải đường thủy nội địa [4]. Cơ cấu đội tàu vận tải hàng với tàu kéo đẩy là 30%,<br /> tàu tự hành là 70%, ưu tiên phát triển tàu container và tốc độ đạt (15÷18) km/h [5].<br /> Bài báo đưa ra một số cơ sở để phát triển đội tàu container chở hàng khô trên tuyến đường<br /> thủy Hải Phòng - Hà Nội nhằm nâng cao thị phần vận tải hàng hóa.<br /> Từ khóa: Phát triển, đội tàu container, đường thủy nội địa.<br /> Abstract<br /> According to the overall plan for development of inland waterway transport in Vietnam up to<br /> 2020, the inland waterway transport restructuring shall be carried out in the direction of<br /> transporting large mass, super-sized and super-weight cargoes; Increase market share for<br /> inland waterway transportation [4]. The fleet of freighters with tug boats is 30%, self-propelled<br /> ships are 70%, priority is given to developing container fleet and speed (15÷18)km/h [5].<br /> This paper presents some bases for developing the dry cargo container fleet on the Haiphong<br /> - Hanoi waterway transport route to increase the market share of cargo transport.<br /> Keywords: Development, container fleet, inland waterway.<br /> 1. Phần mở đầu<br /> Việt Nam có hệ thống sông ngòi rất thuận lợi phát triển vận tải đường thủy, nhưng trước đây<br /> hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ có đến hơn 70%, nên các phương thức vận tải hàng hóa trên<br /> cả nước bị mất cân đối. Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ nhiều gây hư hỏng đường do mật độ<br /> xe ô tô đi lại quá nhiều, giá cước vận tải đường bộ không đúng với giá thành. Hơn nữa, ngân sách<br /> nhà nước hàng năm phải chi để đầu tư hạ tầng đường bộ hàng chục nghìn tỷ đồng [2].<br /> Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê trong thời gian 6 tháng đầu năm 2017, xét theo ngành vận<br /> tải thì vận tải hàng hóa bằng đường bộ đạt 547,9 triệu tấn (77,72%), đường sông đạt 120,5 triệu tấn<br /> (17,09%), đường biển đạt 33,8 triệu tấn (4,79%), đường sắt đạt 2,8 triệu tấn (0,4%) [14].<br /> Giá thành vận tải đường thủy tính bình quân cho 1km vào khoảng 147 đồng/tấn bằng 85% so<br /> với đường sắt (172 đồng/tấn) và bằng 33% so với đường bộ (450 đồng/tấn) [6]. Vận tải đường thủy<br /> có giá thành vận tải thấp và thuận tiện cho việc vận chuyển hàng nặng, cồng kềnh [2].<br /> Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra đề án tái cơ cấu lĩnh vực vận tải giai đoạn 2016-2020 và định<br /> hướng đến năm 2025. Đề án đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, phân công nhiệm<br /> vụ thực hiện tái cơ cấu vận tải cho các đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp với thời gian thực hiện cụ<br /> thể. Theo đề án này, giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp<br /> lý theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường sắt, đường biển, đường<br /> thủy nội địa và hàng không. Cụ thể, đến năm 2020 thị phần vận tải hàng hóa đường bộ giảm xuống<br /> chỉ còn 54,4%, đường sắt tăng lên 4,3%, đường thủy nội địa 32,4%, đường biển 8,85% và hàng<br /> không 0,04% [4].<br /> Để thực hiện nhiệm vụ phát triển vận tải đường thủy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề ra<br /> các giải pháp [3]. Đó là, huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao<br /> hiệu quả đầu tư, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải; tập trung phát triển vận tải đa phương<br /> thức. Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa; tăng cường đào<br /> tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ toàn diện, tăng<br /> cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và tăng cường công tác thanh tra,<br /> kiểm tra, thông tin tuyên truyền về vận tải thủy đường thủy nội địa. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế<br /> chính sách để phát triển vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics; khuyến khích đầu tư trang thiết<br /> bị xếp dỡ hàng hóa có khối lượng lớn, hàng container tại các cảng thủy nội địa, chính sách đầu tư<br /> phát triển kết cấu hạ tầng luồng tuyến; khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng cảng, bến thủy nội<br /> địa; phát triển lực lượng phương tiện thủy nội địa; phát triển hoạt động vận tải đường thủy nội địa;<br /> <br /> Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải<br /> <br /> Số 57 - 01/2019<br /> <br /> 73<br /> <br /> CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019<br /> đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ<br /> logistics,...<br /> Thị phần vận tải hàng hóa bằng đường thủy đạt 32,4% vào năm 2020, trong khi hiện nay đang<br /> đảm nhận 17,09% nên vận tải đường thủy nội địa trên cả nước và tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà<br /> Nội nói riêng cần phát triển hơn nữa trong giai đoạn tới. Nội dung bài báo nêu ra một số cơ sở để phát<br /> triển đội tàu container chở hàng khô hoạt động trên tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà Nội nhằm nâng<br /> cao thị phần vận tải hàng hóa.<br /> 2. Cơ sở phát triển đội tàu container<br /> 2.1. Luồng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đội tàu container chở hàng khô trên tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà Nội CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019<br /> <br /> PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU CONTAINER CHỞ HÀNG KHÔ TRÊN<br /> TUYẾN ĐƯỜNG THỦY HẢI PHÒNG - HÀ NỘI<br /> DEVELOPMENT OF DRY CARGO CONTAINER FLEET ON THE<br /> HAI PHONG-HA NOI WATERWAY ROUTE<br /> NGUYỄN HỒNG PHÚC<br /> Khoa Máy tàu biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam<br /> Email liên hệ: phucdhhh@vimaru.edu.vn<br /> Tóm tắt<br /> Theo quy hoạch phát triển vận tải thủy đến năm 2020, tái cơ cấu vận tải thủy nội địa theo<br /> hướng đảm nhận vận chuyển hàng khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng; tăng thị phần<br /> đảm nhận vận tải đường thủy nội địa [4]. Cơ cấu đội tàu vận tải hàng với tàu kéo đẩy là 30%,<br /> tàu tự hành là 70%, ưu tiên phát triển tàu container và tốc độ đạt (15÷18) km/h [5].<br /> Bài báo đưa ra một số cơ sở để phát triển đội tàu container chở hàng khô trên tuyến đường<br /> thủy Hải Phòng - Hà Nội nhằm nâng cao thị phần vận tải hàng hóa.<br /> Từ khóa: Phát triển, đội tàu container, đường thủy nội địa.<br /> Abstract<br /> According to the overall plan for development of inland waterway transport in Vietnam up to<br /> 2020, the inland waterway transport restructuring shall be carried out in the direction of<br /> transporting large mass, super-sized and super-weight cargoes; Increase market share for<br /> inland waterway transportation [4]. The fleet of freighters with tug boats is 30%, self-propelled<br /> ships are 70%, priority is given to developing container fleet and speed (15÷18)km/h [5].<br /> This paper presents some bases for developing the dry cargo container fleet on the Haiphong<br /> - Hanoi waterway transport route to increase the market share of cargo transport.<br /> Keywords: Development, container fleet, inland waterway.<br /> 1. Phần mở đầu<br /> Việt Nam có hệ thống sông ngòi rất thuận lợi phát triển vận tải đường thủy, nhưng trước đây<br /> hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ có đến hơn 70%, nên các phương thức vận tải hàng hóa trên<br /> cả nước bị mất cân đối. Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ nhiều gây hư hỏng đường do mật độ<br /> xe ô tô đi lại quá nhiều, giá cước vận tải đường bộ không đúng với giá thành. Hơn nữa, ngân sách<br /> nhà nước hàng năm phải chi để đầu tư hạ tầng đường bộ hàng chục nghìn tỷ đồng [2].<br /> Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê trong thời gian 6 tháng đầu năm 2017, xét theo ngành vận<br /> tải thì vận tải hàng hóa bằng đường bộ đạt 547,9 triệu tấn (77,72%), đường sông đạt 120,5 triệu tấn<br /> (17,09%), đường biển đạt 33,8 triệu tấn (4,79%), đường sắt đạt 2,8 triệu tấn (0,4%) [14].<br /> Giá thành vận tải đường thủy tính bình quân cho 1km vào khoảng 147 đồng/tấn bằng 85% so<br /> với đường sắt (172 đồng/tấn) và bằng 33% so với đường bộ (450 đồng/tấn) [6]. Vận tải đường thủy<br /> có giá thành vận tải thấp và thuận tiện cho việc vận chuyển hàng nặng, cồng kềnh [2].<br /> Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra đề án tái cơ cấu lĩnh vực vận tải giai đoạn 2016-2020 và định<br /> hướng đến năm 2025. Đề án đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, phân công nhiệm<br /> vụ thực hiện tái cơ cấu vận tải cho các đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp với thời gian thực hiện cụ<br /> thể. Theo đề án này, giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp<br /> lý theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường sắt, đường biển, đường<br /> thủy nội địa và hàng không. Cụ thể, đến năm 2020 thị phần vận tải hàng hóa đường bộ giảm xuống<br /> chỉ còn 54,4%, đường sắt tăng lên 4,3%, đường thủy nội địa 32,4%, đường biển 8,85% và hàng<br /> không 0,04% [4].<br /> Để thực hiện nhiệm vụ phát triển vận tải đường thủy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề ra<br /> các giải pháp [3]. Đó là, huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao<br /> hiệu quả đầu tư, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải; tập trung phát triển vận tải đa phương<br /> thức. Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa; tăng cường đào<br /> tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ toàn diện, tăng<br /> cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và tăng cường công tác thanh tra,<br /> kiểm tra, thông tin tuyên truyền về vận tải thủy đường thủy nội địa. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế<br /> chính sách để phát triển vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics; khuyến khích đầu tư trang thiết<br /> bị xếp dỡ hàng hóa có khối lượng lớn, hàng container tại các cảng thủy nội địa, chính sách đầu tư<br /> phát triển kết cấu hạ tầng luồng tuyến; khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng cảng, bến thủy nội<br /> địa; phát triển lực lượng phương tiện thủy nội địa; phát triển hoạt động vận tải đường thủy nội địa;<br /> <br /> Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải<br /> <br /> Số 57 - 01/2019<br /> <br /> 73<br /> <br /> CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019<br /> đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ<br /> logistics,...<br /> Thị phần vận tải hàng hóa bằng đường thủy đạt 32,4% vào năm 2020, trong khi hiện nay đang<br /> đảm nhận 17,09% nên vận tải đường thủy nội địa trên cả nước và tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà<br /> Nội nói riêng cần phát triển hơn nữa trong giai đoạn tới. Nội dung bài báo nêu ra một số cơ sở để phát<br /> triển đội tàu container chở hàng khô hoạt động trên tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà Nội nhằm nâng<br /> cao thị phần vận tải hàng hóa.<br /> 2. Cơ sở phát triển đội tàu container<br /> 2.1. Luồng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quy hoạch phát triển vận tải thủy Phát triển đội tàu container Tuyến đường thủy Hải Phòng - Hà Nội Nâng cao thị phần vận tải hàng hóa Đường thủy nội địaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Công bố lại Cảng hàng hoá thủy nội địa địa phương ( phân chia, sáp nhập)
5 trang 151 0 0 -
Công bố lại Cảng hàng hoá, hành khách thủy nội địa địa phương ( chuyển quyền sở hữu )
3 trang 95 0 0 -
Công bố lại Cảng hàng hoá thủy nội địa địa phương ( thay đổi chỉ tiêu )
5 trang 89 0 0 -
41 trang 51 1 0
-
7 trang 45 0 0
-
Quyết định số 2336/2019/QĐ-UBND tỉnh ThừaThiênHuế
10 trang 41 0 0 -
Quyết định 111/2020/QĐ-UBND tỉnh CàMau
5 trang 39 0 0 -
15 trang 37 0 0
-
36 trang 35 0 0
-
6 trang 32 0 0