Danh mục

Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nằm trong vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch như: khí hậu hài hòa, hệ thống sông nước, những miệt vườn cây trái rộng lớn; hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đa dạng; với nhiều làng nghề nổi tiếng; nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm tính văn hóa địa phương, đủ sức cạnh tranh với khu vực lân cận. Bằng phương pháp tổng hợp và so sánh, bài viết tập trung phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch của Bình Dương trong giai đoạn 2010 - 2021.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số Nguyễn Thị Vân Anh Tóm tắt: Nằm trong vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương có nhiều tiềm năng to lớn để pháttriển du lịch như: khí hậu hài hòa, hệ thống sông nước, những miệt vườn cây trái rộng lớn; hệthống di tích lịch sử, văn hóa đa dạng; với nhiều làng nghề nổi tiếng; nhiều sản phẩm du lịchđặc thù, mang đậm tính văn hóa địa phương, đủ sức cạnh tranh với khu vực lân cận. Bằngphương pháp tổng hợp và so sánh, bài viết tập trung phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triểndu lịch của Bình Dương trong giai đoạn 2010 - 2021. Kết quả phân tích là cơ sở quan trọng đềxuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong thời đại công nghệ số hiện đại. Từ khóa: du lịch bền vững, chuyển đổi số, Bình Dương 1. Đặt vấn đề Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ và có tác động đến mọi mặt của đờisống kinh tế – xã hội. Những tác động của cuộc cách mạng sẽ giúp các quốc gia có cơ hội pháttriển thịnh vượng hơn, kết nối và hội nhập nhanh chóng. Việc ứng dụng công nghệ thông tintrong phát triển – xã hội là xu thế tất yếu và là định hướng ưu tiên của nhiều nước, trong đó cóViệt Nam. Trong xu thế này, ngày 9/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hànhQuyết định số 2823/QĐ phê duyệt đề án “Phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025,định hướng đến năm 2030” nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch, đưangành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Được tách ra từ tỉnh Sông Bétheo quyết định số 52/QĐ-TU, ngày 9/12/1996, là tỉnh có lịch sử phát triển trẻ. Sau hơn 25 nămtái lập, nền kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương có sự chuyển biến rất nhanh, theo hướng tích cựcvà toàn diện. Để nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển hơn nữa, trong chiến lược phát triểnBình Dương đều nêu cao sự cần thiết của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin. Trongđó, giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững được đặc biệt quan tâm. Bằng việc sử dụngphương pháp thống kê, so sánh, bài viết đi sâu phân tích những tiềm năng phát triển du lịch tạiBình Dương. Kết quả phân tích là cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bềnvững tại Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi công nghệ. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương Bình Dương có nhiều lợi thế về vị trí địa lí; tài nguyên thiên nhiên; hệ thống di sản vănhóa, di tích lịch sử, … Nơi đây có nhiều địa danh đậm nét đặc trưng của vùng Đông Nam Bộnổi tiếng khắp cả nước. Những nhân tố này tạo cho Bình Dương nhiều thuận lợi để phát triểnđa dạng các loại hình du lịch. ✓ Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc liên kết vùng du lịch: Là một tỉnh thuộc ĐôngNam Bộ, Bình Dương hoàn toàn nằm trong nội địa, không giáp biển và cũng không có đườngbiên giới giáp với các nước láng giềng. Một điểm nổi bật nữa, Bình Dương có vị trí tiếp giápvới TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực có tốc độcông nghiệp hoá, đô thị hóa luôn ở mức cao. Bình Dương đang nổi lên như là điểm đến lý tưởngcho các hội nghị, hội thảo quốc tế thu hút nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu, nhiều doanhnhân đến tìm hiểu cơ hội đầu tư kết hợp du lịch. Đây là nhân tố quan trọng giúp ngành du lịchBình Dương khai thác những tiềm năng hiện có thông qua các loại hình: Du lịch nghỉ dưỡng, 173du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, mua sắm, du lịch thể thao cao cấp hoặc dulịch MICE gắn với hội họp, tổ chức sự kiện. Bên cạnh đó, trong không gian vùng du lịch Việt Nam hiện nay, Bình Dương nằm trongtiểu vùng du lịch Đông Nam bộ. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi nên Bình Dương có khả năng kết nốivới nhiều trung tâm du lịch quan trọng, phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu,Đồng Nai hoặc các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hay thậm chí các địa phương khuvực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. ✓ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên,địa hình của Bình Dương tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồi trung bình và thấp với nhữngdãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau, có độ dốc trung bình không quá 150. Tiếp nối của các bậc thềmcũ của tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, vùng địa hình này thuộc địa bàn của các huyện Dầu Tiếng,Phú Giáo và một phần Bến Cát. Trong vùng có một vài ngọn núi thấp như núi Ông (284,6m),núi La Tha (198m) và núi Cậu (155m) thuộc huyện Dầu Tiếng. Nhìn chung, với độ cao phổbiến từ 30-60m, địa hình ở đây khá thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh. Bình Dương có tiềm năng nước mặt khá dồi dào. Hệ thống các sông suối cung cấp mộtkhối lượng nước rất lớn phục vụ cho các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân trong tỉnh.Bình Dương nằm trong lưu vực của 3 con sông lớn ở khu vực Đông Nam Bộ là sông Sài Gòn,sông Đồng Nai và sông Bé. Trong đó, sông Sài Gòn là ranh giới tự nhiên giữa Bình Dương vàTây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven sông có những cảnh quan rất đẹp, đất đai bằngphẳng, mặt nước rộng lớn cùng những khu vườn xanh tươi… Đây chính là điều kiện lý tưởngđể Bình Dương phát triển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần ven sông, những khu du lịch sinh tháimiệt vườn và các tour du lịch sông nước. Sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương cũnglà một tuyến sông lớn, ven bờ tạo thành những cù lao như cù lao Bạch Đằng, cù lao Rùa, cácbãi bồi ven sông,… thuận lợi khai thác phát triển các tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch sôngnước. Riêng sông Bé với cảnh quan sông nước, rừng núi và khí hậu trong lành có khả năng pháttriển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần và các tour du lịch mạo hiểm trên sông. Ngoài các hệ thống sông lớn trên địa bàn, tỉnh Bình Dương còn có một số hồ nước l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: