Danh mục

Phát triển du lịch biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, khi mà cuộc sống vật chất ngày càng được nâng cao, du lịch biển trở thành nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Vì thế, nhu cầu của du khách đến với du lịch biển ngày càng nhiều. Bài viết này phân tích, đánh giá các yếu tố tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Thực trạng và giải pháp PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BÀ RỊA – VŨNG TÀU – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mai Thị Lâm Linh1 1. Lớp CH22LS01, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Ngày nay, khi mà cuộc sống vật chất ngày càng được nâng cao, du lịch biển trở thành nhu cầuthiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Vì thế, nhu cầu của du khách đến với dulịch biển ngày càng nhiều. Bài viết này phân tích, đánh giá các yếu tố tiềm năng và thực trạng pháttriển du lịch biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh BàRịa - Vũng Tàu. Từ khoá: Bà Rịa - Vũng Tàu, bền vững, du lịch biển, tăng trưởng kinh tế.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là cửa ngõ phía Đông của Sài Gòn - Gia Định và Đông Nam Bộ.Diện tích toàn tỉnh là 2047,66 km2, chiếm gần 0,6% diện tích của cả nước. Biển và bờ biển Bà Rịa -Vũng Tàu thuộc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc nơi rất tiềm năng để phát triển du lịch biển. Bờbiển dài trên 100 km, trong đó 72 km có nhiều vũng, vịnh và bãi cát đẹp, lý tưởng với cơ sở dịch vụ- du lịch, nghỉ mát tiện nghi như Vũng Tàu, Côn Đảo, Long Hải, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Linh, BìnhChâu... đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Thủy triều của biển Bà Rịa -Vũng Tàu theo chế độ bán nhật triều tương đối ổn định, với biên độ tối đa 4-5 mét cũng tạo cho vùngbiển này thêm nhiều ưu thế. Với 156 km bờ biển, Bà Rịa - Vũng Tàu có những bãi tắm đẹp, cát dài thoai thoải, nước trongvà sạch quanh năm, như Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất),Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc)... Gắn liền với đó là các khu rừng nguyên sinh Bình Châu - PhướcBửu và suối nước khoáng nóng Bình Châu. Ngoài ra còn có Vườn quốc gia Côn Đảo, diện tích là6.043 ha, với hệ động, thực vật phong phú và cạnh đó là di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo, Bà Rịa -Vũng Tàu thực sự có tiềm năng để trở thành một trung tâm du lịch biển của cả nước nếu có một chínhsách khai thác hợp lý. Bà Rịa - Vũng Tàu còn có nguồn nước khoáng Bình Châu, Suối Nghệ có giá trị chữa bệnh, giảikhát và xuất khẩu. Cát trắng Bình Châu là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thủy tinh cao cấp,như pha-lê. Các dãy núi đá hoa cương ở khu vực Núi Dinh - Thị Vải và khu vực núi Minh Đạm lànguyên liệu quan trọng cho nhu cầu xây dựng rất lớn trong tỉnh. Như vậy, với lợi thế về vị trí địa lý thuộc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, biển và bờ biểnBà Rịa - Vũng Tàu có nguồn sản vật, sản phẩm biển phong phú và đa dạng, cảnh quan đẹp, hiền hòathuận lợi để khai thác và phát triển các loại hình du lịch biển.2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Tình hình phát triển du lịch biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, các văn kiệnNghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm gần đây đều xác định “Bà Rịa -Vũng Tàu cơ bản trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch và khai thác hải sản của khuvực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế” (Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2009). 459 Từ năm 2007, triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa X, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng Chương trình thực hiện số12Ctr-TU của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu: “Phấn đấu xây dựng, phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàutrở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế vào thời kì 2010 -2015; là một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và cả nước” (Ủy ban nhândân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2008). Từ năm 2017 đến nay, thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bà Rịa - Vũng Tàuđã tạo ra bước đột phá, đưa ngành du lịch biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội. Sản phẩm du lịch biển có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Tính đến cuối năm2020, thu hút được 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt du lịch nội địa; đóng góp trên10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷUSD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030, du lịchthực sự là ngành kinh tế mũi nhọn” (Vũ Văn Đông, 2020). Thu nhập từ du lịch biển đã góp phần nângtỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GRDP toàn tỉnh, hướng đúng theo mục tiêu đưa du lịchtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tổng lượng khách tới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu “trong giai đoạn 2017-2020 tăng trung bình15%/năm; riêng khách có lưu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: