Danh mục

Phát triển du lịch cộng đồng của người dân tộc Dao tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển du lịch cộng đồng của người dân tộc Dao tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang" nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn; nhận thấy tiềm năng phát triển cũng như những hạn chế còn tồn tại, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần phát triển du lịch cộng đồng của người Dao trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch cộng đồng của người dân tộc Dao tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Minh Châu1 Tóm tắt: Xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu vực có tiềm năng đặc sắc về mặt thiên nhiên và văn hoá. Chính vì thế, những tour du lịch đến những bản làng xa xôi được khách du lịch quốc tế ưa chuộng.Đó cũng là lý do vì sao du lịch cộng đồng ngày nay là hình thức hấp dẫn khách quốc tế. Người dân tộc Dao ở Hoàng Su Phì, Hà Giang có tiềm năng để làm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là phát triển du lịch cộng đồng cần hướng tới bảo tồn bản sắc văn hóa, du lịch cộng đồng gắn với phát triển du lịch bền vững; du lịch cộng đồng cần có cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên. Từ việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn; nhận thấy tiềm năng phát triển cũng như những hạn chế còn tồn tại, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần phát triển du lịch cộng đồng của người Dao trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Từ khóa: Phát triển, Du lịch cộng đồng, người Dao, Hà Giang.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất hiện manh nha từ những năm 1997, trải qua hơn 20 năm phát triển, du lịchcộng đồng (Community Tourism) ngày nay đã trở nên quen thuộc với mọi người yêuthích và quan tâm tới du lịch. Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là khái niệm phổ biến đượctrình bày trong nhiều tài liệu thông dụng về du lịch. Dù quan niệm có khác nhau,nhưng các ý kiến đều thống nhất cho rằng đây là một triển khai cụ thể và rõ ràng nhấtcủa quan điểm phát triển du lịch bền vững vào thực tế. Ở Việt Nam hiện nay, mô hình du lịch cộng đồng đã phát triển mạnh mẽ vớinhiều hình thức và cách làm đa dạng khác nhau phân bổ theo từng vùng miền, trongđó phải kể đến khu vực miền núi phía Bắc, nơi có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu sốcùng sinh sống, với đời sống văn hóa tinh thần hết sức đa dạng, phong phú như: HàGiang, Lào Cai, Sơn La... Mô hình này có hiệu quả khá thiết thực, vừa phát huy đượchầu hết thế mạnh văn hóa bản địa, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chấtlượng đời sống của người dân địa phương. Hà Giang - Nơi có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, là mảnh đất anhhùng giàu truyền thống cách mạng, ghi dấu một thời kỳ khói lửa, đạn bom oai hùng1 Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.502 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...của dân tộc gắn liền với những địa danh có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc bảo vệtừng tấc đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Bên cạnh đó, Hà Giang còn là nơihội tụ của những sắc màu văn hóa đa sắc tộc với19dân tộccùng sinh sống, trong đócó những dân tộc thiểu số, với mật độ dân cư tập trung rất ít trong cả nước như Lô Lô,Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao... mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng biệt, không bịpha trộn nhưng rất hài hòa trong tổng thể bức tranh chung đa sắc màu, thể hiện bản sắcvà giá trị văn hóa của mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Trong bức tranh đa sắc màu đó, phảikể đến dân tộc Dao - một trong những dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Người Dao vớinhiều giá trị truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang đượcngười dân nơi đây gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Giá trị văn hóa, tinh thầncủa dân tộc Dao nơi đây rất đa dạng, giàu bản sắc, từ tiếng nói, chữ viết, trang phục,lễ hội, chạm bạc, dệt vải, các bài thuốc dân gian, nghi lễ trong hôn nhân, thờ cúng,quy ước, hương ước của dòng họ, bản làng… Những giá trị văn hóa này gắn liền vớicuộc sống của người Dao từ bao đời nay, đó như tài sản quý để truyền lại cho các thếhệ con cháu sau này. Tuy nhiên, nhận thấy việc nghiên cứu về DLCĐ của người Dao vẫn còn chưa đầyđủ, toàn diện, vẫn còn những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khách quan vàchủ quan, vì vậy nghiên cứu này tác giả tập trung làm rõ thực trạng phát triển du lịchcộng đồng người dân tộc Dao tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang; từ đó đề xuấtmột số giải pháp và khuyến nghị.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG2.1. Những nghiên cứu về du lịch cộng đồng Trên thế giới, du lịch cộng đồng từ lâu đã không còn xa lạ và được rất nhiều nhànghiên cứu tìm hiểu. Tác giả Sue Beeton (2006) đã hệ thống hóa những lý thuyết cănbản về du lịch và các vấn đề liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch, vìvậy, những nghiên cứu của ông được xem là tài liệu vô cùng cần thiết cho các nghiêncứu về du lịch cộng đồng. Tác giả Rhonda Phillips (2012) lại có hướng tiếp cận khác.Những nghiên cứu của tác giả khẳng định rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐ còn giúpnâng cao năng lực cộng đồng, vượt qua các rào cản văn hóa và bảo tồn tài nguyên dulịch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: