Danh mục

Phát triển du lịch - nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.91 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bản chất của du lịch là văn hóa. Kinh tế vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Sự gắn bó hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa là đặc điểm cơ bản của du lịch và là xu hướng lớn trên thế giới hiện nay. Chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để đạt mục tiêu phát triển du lịch nhanh và bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch - nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóaPhát triển du lịch - nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa15:42 17/2/2008Bản chất của du lịch là văn hóa. Kinh tế vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Sựgắn bó hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa là đặc điểm cơ bản của du lịch và là xu hướng lớn trên thếgiới hiện nay. Chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để đạt mục tiêu phát triển du lịch nhanhvà bền vững.Du lịch - sự gắn bó giữa văn hóa và kinh tếTrên toàn cầu, hiện nay, hằng năm có tới 800 triệu người đi du lịch. Con số này sẽ hơn 1 tỉ vào năm2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020! 60% dòng khách du lịch hiện nay là có mục đích tìm hiểu nền văn hóakhác lạ. Cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Sức hấp dẫn du khách là bản sắcvăn hóa, cách ứng xử văn hóa của điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chuyênnghiệp. Không có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.Không một di sản thiên nhiên nào không mang dấu ấn di sản văn hóa dân tộc. Ngay việc bảo tồn, giữgìn, trân trọng thiên nhiên đến độ cả nhân loại suy tôn một địa danh là di sản thiên nhiên thế giới cũng đãlà một sự suy tôn giá trị văn hóa, cách ứng xử văn hóa đối với thiên nhiên của một dân tộc.Nhưng du lịch không phải và không thể chỉ là văn hóa, mà còn là kinh tế. Không có một túi tiền dư dảkhông thể đi du lịch, dù chỉ là đi chiêm ngưỡng một nền văn hóa. Không vì thu được nguồn lợi nhuậnngày càng lớn thì không nhà đầu tư nào đứng ra xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng để thuhút khách du lịch. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2007, du lịch toàn cầu đã đem lạinguồn thu tới 735 tỉ USD, tạo việc làm cho gần 300triệu người. Du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tếquan trọng bậc nhất thế giới, sánh ngang với các ngành sản xuất ô-tô, xe máy, kinh doanh vải vóc vàthiết bị điện tử. Chính vì vậy, không ít quốc gia đã thành lập Bộ Du lịch, hoặc gắn Du lịch trong những bộkinh tế lớn.Khái niệm rộng nhất và đầy đủ hơn cả, có lẽ được thể hiện trong Tuyên bố Ô-sa-ka của Hội nghị Bộtrưởng Du lịch thế giới: Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiệncân bằng cán cân thanh toán quốc tế.Đảng ta, từ lâu cũng đã chỉ rõ: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc,có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quan điểm này được thể chế hóa thành luật: Phát triểndu lịch bền vững..., bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường...theo hướng du lịch văn hóa -lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huygiá trị của tài nguyên du lịch (Luật Du lịch - Chương 1,Điều 5, Khoản1).Vấn đề đặt ra đối với du lịch Việt NamNhững thành tựu đáng ghi nhận của du lịch Việt Nam trong 47 năm qua, kể từ ngày thành lập ngành,nhất là từ khi đổi mới, mở cửa đến nay rất đáng ghi nhận. Đó là kết quả triển khai thực hiện đúng đắn,sáng tạo quan điểm kết hợp văn hóa với kinh tế trong du lịch. Nhìn tổng thể, du lịch Việt Nam trong 15năm qua từ hàng thấp nhất đã vươn lên hàng trung bình khu vực. Hằng năm, Việt Nam đã có trên 4 triệulượt khách tới thăm. Mỗi năm, cứ 5 người dân đã có 1 người đi du lịch trong nước, ngoài nước một lần.Thu nhập từ du lịch đã đạt 56.000 tỉ đồng, trong đó ngoại tệ đã gần 3 tỉ USD, Du lịch trở thành ngànhxuất khẩu tại chỗ rất hiệu quả và đầy triển vọng, đã tạo ra gần một triệu việc làm, góp phần tích cực xóađói, giảm nghèo và giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế đối ngoại.Những gì du lịch Việt Nam chưa làm được, còn yếu kém, cũng phần lớn là ở chỗ chưa thể hiện hiệu quảmối quan hệ gắn bó văn hóa và kinh tế trong du lịch. Tốc độ phát triển du lịch tăng đã nhanh nhưng sốlượng tuyệt đối còn thấp. Đến 2010, du lịch Việt Nam mới đạt mục tiêu 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế,thu nhập 4,5 tỉ USD, tạo việc làm cho 1,4 triệu lao động. Trong khi, nhiều nước xung quanh đã đạt gấp 3lần.Giải bài toán phát triển du lịch trong mối quan hệ kinh tế - văn hóa, sớm đưa Việt Nam vào hàng cácnước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, trong điều kiện du lịch nước ta mới ở giai đoạn đầu pháttriển quả là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có sự lựa chọn cách đi thích hợp.Thế giới có nhiều cách đi. Có nước lấy số lượng làm trọng; đón càng nhiều khách càng tốt. Nhưng cónước như Ô-xtrây-li-a chẳng hạn, rất coi trọng hiệu quả, chỉ cần đón 4 triệu lượt khách một năm, nhưngchú trọng chất lượng, giữ chân khách lưu trú lâu hơn, lôi cuốn khách tiêu nhiều tiền hơn, mỗi lượt kháchđến thu trên hai nghìn USD, cũng trở thành một trong 10 nước phát triển du lịch hàng đầu thế giới.Ở nước ta với số lượng 4triệu lượt khách một năm là thấp, trong khi đó, Ma-lai-xi-a đón 20 triệu lượtkhách. Không thể đơn thuần chạy theo số lượng, song mục tiêu 5 - 6triệu lượt khách vào năm 2010dường như còn khiêm tốn, có thể tăng cao hơn, nhất là trong bối cảnh vị thế, sức cạnh tranh tầm quốcgia của một Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: