Danh mục

Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại thành phố Phú Quốc

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.29 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại thành phố Phú Quốc" trình bày rõ làm thế nào thúc đẩy tốt hơn sự phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc bền vững từ nay đến năm 2030 là rất quan trọng, cấp bách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững biển, đảo và tăng cường quản lý về bảo vệ và phát triển rừng, khu bảo tồn, tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại thành phố Phú Quốc PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC Từ Ánh Nguyệt, Nguyễn Chí Công Tóm tắt: Ngành du lịch Kiên Giang đã và đang nhận được sự quan tâm của Trung ương và địa phương trong đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngày kinh tế mũi nhọn và bền vững thực hiện mục tiêu trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đã đưa ra. Trong đó, chú trọng nỗ lực phát triển du lịch Phú Quốc thành trung tâm kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái biển, đảo đặc sắc, chất lượng cao của quốc gia và quốc tế đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch Phú Quốc để phát triển bền vững. Đây chính là hạn chế chủ yếu của phát triển du lịch tại thành phố Phú Quốc thời gian qua. Do đó, bài viết trình bày rõ làm thế nào thúc đẩy tốt hơn sự phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc bền vững từ nay đến năm 2030 là rất quan trọng, cấp bách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững biển, đảo và tăng cường quản lý về bảo vệ và phát triển rừng, khu bảo tồn, tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Từ khóa: Du lịch sinh thái, phát triển bền vững, thành phố Phú Quốc.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với200 km bờ biển, hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ và 5 quần đảo, có rừng, đồi núi, khu dự trữsinh quyển Thế giới với diện tích 1,1 triệu ha đã được UNESCO công nhận... Thànhphố Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam có bờ biển trải dài từ phíaBắc đến phía Nam, gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất.Với điều kiện tự nhiên đa dạng nhiều điểm đến đẹp, độc đáo với nhiều danh lam, thắngcảnh đã được bình chọn trong danh sách những địa điểm đẹp nhất thế giới, nhiều ditích lịch sử, văn hóa được xếp hạng... là thành phố biển đảo có nhiều điều kiện thuậnlợi để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ, du lịchsinh thái chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Thời gian qua, thành phố Phú Quốc đã không ngừng nỗ lực phát triển ngành dulịch, chú trọng đầu tư, khai thác các thế mạnh để phát triển ngành du lịch đã đạt một sốkết quả đáng khích lệ và đang trở thành thương hiệu nổi tiếng, hấp dẫn hàng triệu kháchdu lịch trong và ngoài nước đến mỗi năm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được mà hoạtđộng du lịch đem lại thật sự chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch PhúQuốc, chưa phát triển bền vững. Do đó, việc phát triển du lịch sinh thái thành phố PhúQuốc theo hướng bền vững là cấp thiết và là một trong những trọng tâm trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mang lại nguồn thu đáng kể góp phần pháttriển kinh tế địa phương và quốc gia, làm cho đời sống văn hóa - xã hội địa phương ngàyPhần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 311càng nâng cao, văn minh hơn; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp về văn hóa,truyền thống dân tộc, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái. Nội dung chủ đề nghiên cứu này trình bày tổng quan, phương pháp nghiên cứu,đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc trên quan điểmphát triển bền vững, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch sinhthái Phú Quốc theo hướng bền vững từ nay đến năm 2030.2. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Một số vấn đề lý luận Từ những năm 80, chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Ủy ban Thế giới vềPhát triển và Môi trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi Ủy ban Brundtlant, năm 1987:“Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các nhucầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu củacác thế hệ mai sau”. Khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Phát triển du lịch bền vữnglàsự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường,bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hạiđến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”. Các khái niệm có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu quan trọngnhất của phát triển du lịch bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình Việt Nam.Phát triển du lịch bền vững tập trung vào ba nội dung cơ bản: kinh tế bền vững, xã hộibền vững và môi trường bền vững. Thuật ngữ du lịch sinh thái (DLST), trong tiếng Anh là ecotourism. Trong khoảngthời gian nửa cuối những năm 70 và giữa những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệmDLST được đề cập đến như là du lịch “trách nhiệm”, “bền vững”, “bảo tồn”. Năm1990, DLST đã trở thành khái niệm mới về loại hình du lịch có trách nhiệm với xã hộivà môi trường. Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế - TIES (The International Ecotourism Society)định nghĩa về DLST cùng với 08 nguyên tắc của DLST. Định nghĩa mới 2015 đượcnêu: “DLST là du lịch có trách nhiệm tới các khu vực tự nhiên nơi lưu giữ bảo tồn môitrường tự nhiên, đảm bảo phát triển thịnh vượng bền vững của người dân địa phươngvà có các hoạt động liên quan đến giáo dục và có nhiệm vụ diễn giải”. Khoản 16 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch sinh tháilà loại hìnhdu lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia củacộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), DLST được phát triểnmột cách rộng rãi trên thế giới và được coi là “loại hình du lịch của tương lai” khaithác DLST nhưng vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy được những giá trị bền vững.312 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... DLST đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: