Danh mục

Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 373.12 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

hát triển du lịch sinh thái cộng đồng đang trở thành xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay ở nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung. Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa do cộng đồng tổ chức với mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo sự thu hút của cộng đồng đến với thiên nhiên và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng với thế giới tự nhiên. Bài viết trình bày tiềm năng, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp định hướng cho sự phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: Thực trạng và giải pháp Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Hồng Miên Phó trưởng khoa Xã hội - Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Email: huymien73@gmail.com Tóm tắt: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đang trở thành xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay ởnước ta nói riêng và cả thế giới nói chung. Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và vănhóa bản địa do cộng đồng tổ chức với mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo sự thu hút của cộng đồng đến với thiên nhiên vànâng cao trách nhiệm của cộng đồng với thế giới tự nhiên. Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc Tổ quốc, nơi đãtừng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, được thiên nhiên ưu đãi với địa hình, hệ sinh tháiđa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn nước khoáng nóng tự nhiên dồi dào, là vùng đất sinh sống của đồng bàocác dân tộc thiểu số với những nét văn hóa truyền thống đa dạng, độc đáo tạo nên nguồn tài nguyên du lịch phong phú,thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái cộng đồng. Bài viết trình bày tiềmnăng, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp định hướng cho sự phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bềnvững tại tỉnh Điện Biên. Từ khóa: Du lịch sinh thái, cộng đồng, bền vững, Điện Biên.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, du lịch sinh thái cộng đồng là xu hướng phát triển tương đối mạnh ở các tỉnh miền núiphía Bắc với nhiều hình thức phong phú. Du lịch sinh thái cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch manglại nhiều lợi ích phát triển kinh tế, xã hội bền vững nhất cho bản địa. Du lịch sinh thái cộng đồng không chỉgiúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hóađộc đáo của địa phương. Việc phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng là phù hợp với xu thế thờiđại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc đặc sắc. Phát triển dulịch sinh thái cộng đồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc góp phần phát huy, quảng bá, bảo tồn môi trường sinhthái tự nhiên và những nét đẹp văn hóa bản địa, đồng thời, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đa dạngsinh kế, cải thiện đời sống, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương thu nhập trực tiếp từ hoạt động du lịch,chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ và phát triển bền vững. Điện Biên là tỉnh miền núi có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với hệ sinh thái đa dạng, nguồnnước khoáng nóng tự nhiên dồi dào, là vùng đất sinh sống của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơmú và nhiều dân tộc khác với những nét văn hóa truyền thống độc đáo còn được lưu giữ. Đồng thời, Điện Biênvới quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Khu Du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang được Thủ tướngChính phủ phê duyệt vào năm 2015. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng nói riêngvà các loại hình du lịch khác nói chung. Việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Điện Biên là phù hợpvới xu thế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa truyềnthống đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Định hướng giải pháp thích hợp để phát triển hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng bền vữngtại tỉnh Điện Biên. Mục tiêu cụ thể: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại tỉnh Điện Biên;Định hướng một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên.2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên. Nghiêncứu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng đang diễn ra tại tỉnh Điện Biên. - Định hướng giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên.Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: thực trạng và giải pháp 5412.3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp kế thừa, phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin về thực trạng và nhận thứccủa người dân bản địa về du lịch sinh thái cộng đồng; Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lý số liệuvà thông tin.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Lý luận chung về du lịch sinh thái cộng đồng3.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái động đồng Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa do cộng đồng tổ chứcvới mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo sự thu hút của cộng đồng đến với thiên nhiên và nâng cao trách nhiệm củacộng đồng với thế giới tự nhiên.3.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng Tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trịtự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệsinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên du lịch sinh tháicộng đồng mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinhthái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng, phục vụ cho mục đích pháttriển du lịch sinh thái cộng đồng mới được xem là tài ngu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: