Danh mục

Phát triển dược liệu của người dao đỏ gắn với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe và các mô hình tiêu biểu của tỉnh Lào Cai

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 791.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng truyền thống, việc phát triển cây dược liệu sẽ tạo công ăn việc làm cho người bản địa; thứ tư là thương hiệu về cây dược liêụ của tỉnh Lào Cai đã có từ lâu và được nhiều công ty dược, doanh nghiệp thu mua; thứ năm là các sản phẩm dược liệu được quảng bá trong các hội chợ du lịch được coi là sản phẩm của du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển dược liệu của người dao đỏ gắn với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe và các mô hình tiêu biểu của tỉnh Lào CaiViện Nghiên cứu Phát triển Du lịchPHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ CÁC MÔ HÌNH TIÊU BIỂU CỦA TỈNH LÀO CAI Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai So với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Lào Cai là một trong những địaphương hội tụ nhiều tiềm năng phát triển du lịch, trong những năm vừa qua đã cónhững bước phát triển vượt bậc. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng,đóng góp 13-15% GRDP toàn tỉnh trong giai đoạn 2015-2020. Khách du lịch tăngcao đồng thời với việc nhu cầu mua sắm của khách hàng tăng, đặc biệt là nhữngsản phẩm có nguồn gốc của địa phương. Lào Cai là tỉnh miền núi có điều kiện địahình đồi núi chia cắt, tạo ra nhiều đặc điểm khí hậu khác biệt từ nhiệt đới đến ánhiệt đới và khí hậu ôn đới tạo cho tỉnh Lào Cai nhiều điều kiện để trồng, phát triểncây dược liệu. Đây được coi là lợi thế so sánh về tự nhiên của tỉnh Lào Cai trongphát triển cây dược liệu so với nhiều địa phương khác. Việc phát triển vùng trồngcây dược liệu gắn với du lịch có nhiều lợi thế so sánh: thứ nhất là điều kiện tựnhiên và khí hậu thích hợp với trồng cây dược liệu; thứ hai là lượng khách du lịchđến Lào Cai tăng nhanh đồng tạo môi trường tiêu thụ những sản phẩm từ cây dượcliệu; thứ ba cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng truyềnthống, việc phát triển cây dược liệu sẽ tạo công ăn việc làm cho người bản địa; thứtư là thương hiệu về cây dược liêụ của tỉnh Lào Cai đã có từ lâu và được nhiềucông ty dược, doanh nghiệp thu mua; thứ năm là các sản phẩm dược liệu đượcquảng bá trong các hội chợ du lịch được coi là sản phẩm của du lịch. Đối với ngành du lịch tỉnh, cây dược liệu đóng vai trò là sản vật của địaphương đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách. Các sản phẩm từ cây dược liệu hiệnđược đóng gói, bao bì mẫu mã đẹp đáp ứng thị hiếu của du khách đang trở thànhmón quà lưu niệm mà khách mua làm quà khi đến với Lào Cai. Ngoài vai trò mặthàng lưu niệm, dược liệu đồng thời cũng là dịch vụ, sản phẩm du lịch đặc biệt củađịa phương khi sử dụng thảo dược vào dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Sản phẩm dược liệu tiêu biểu được coi là “đặc sản” của địa phương đó làthuốc tắm của người Dao đỏ. Có thể nói “Đến Sa Pa mà chưa đi du lịch bản làng,chưa tắm lá thuốc dân tộc Dao đỏ, chưa thả mình trong bồn gỗ pơ mu thư giãn cùngthứ nước thuốc tắm đặc biệt của người Dao đỏ - loại thảo dược bí truyền ở vùng dulịch nghỉ dưỡng nổi tiếng, là bạn chưa đến Sa Pa”. Bài thuốc tắm của người Dao đỏlà sự kết hợp giữa tinh hoa của núi rừng với kiến thức y thuật và tri thức bản địacủa cộng đồng người Dao. Sau bao năm chỉ trao truyền và phát huy giá trị trongcộng đồng mình, giờ đây, với sự tham gia vào khâu sản xuất và kết nối thị trườngcủa các doanh nghiệp. Bài thuốc tắm nổi danh này đang trở thành một sản phẩm dulịch đặc hữu của Lào Cai, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn giúp người dânđịa phương bảo tồn được sản phẩm dược liệu đặc hữu của mình.Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 92Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Thuốc tắm người Dao đỏ Sa Pa đã nổi tiếng từ rất lâu, được đưa vào phục vụkhách du lịch cách đây khoảng 30 năm. Bài thuốc tắm dựa trên một số cây thuốc cơbản và gia giảm tuỳ mục đích sử dụng. Điều này làm cho thuốc tắm của người Daorất đa dạng. Cây để nấu nước tắm thường dùng tươi hoặc đã làm khô. Đối với mộtsố cây hiếm, cần dự trữ để sử dụng quanh năm thì cơ sở sản xuất chế biến thuốcphải làm khô (thường bó lại từng nắm nhỏ rồi để trên gác bếp). Ngày nay đã đượcchiết xuất thành cao tắm đậm đặc và chất lượng tốt hơn, bảo quản được lâu và rấtthuận tiện cho người dùng và vận chuyển đi xa. Thành phần của bài thuốc baogồm: các loại thảo dược tác dụng tốt cho da bao gồm kim ngân, lá khế, thìa là, lávối, long não, hoàng bá nam; các loại thảo dược tốt cho xương khớp gồm thanh táothổ lục linh, thiên niên kiện, đào rừng, bách quản, tam huyết, tân quy, lá lốt; cácloại thảo dược có tác dụng đối với đường tiêu hóa gồm sa nhân, sả, hồi, quế, thủyxương bồ, máng tang, mạn khâu tử… Sau khi tắm lá thuốc có thể sẽ lưu thông khíhuyết, giảm nhức mỏi và phục hồi thể lực. Đối với phụ nữ, nước tắm với các thànhphần thảo dược sẽ giúp dưỡng da, làm đẹp da, giữ độ ẩm cho da… Ngâm mìnhtrong nước tắm nóng thường xuyên sẽ giúp cơ thể thải độc, tránh được một số bệnhnhư đau xương khớp, cao huyết áp, phong thấp. Ngày nay khi khách du lịch đến SaPa ngày một đông, đã có rất nhiều cơ sở kinh doanh mở ra phục vụ tắm lá thuốc,ngâm chân lá thuốc kết hợp mát xa. Tại các cơ sở dịch vụ spa các thảo dược cũngđược đưa vào phục vụ du khách. Họ đều sử dụng các bài thuốc tắm gia truyền củangười Dao đỏ. Tại các bản làng du lịch người Dao như Tả Phìn, Giàng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: