Danh mục

Phát triển giao thông vận tải đô thị, kiểm soát phương tiện cá nhân tại các đô thị lớn Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.54 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ùn tắc giao thông (UTGT) là một vấn đề nan giải đối với hầu hết các thành phố lớn trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển. Hệ lụy của UTGT ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội như làm tăng thời gian đi lại, tăng tiêu hao nhiêu liệu và hao mòn phương tiện, tăng chi phí đi lại, tăng lượng khí thải và tiếng ồn, làm giảm sự cơ động của giao thông đô thị, tác động xấu đến tâm lý của người tham gia giao thông (tạo sự căng thẳng; ức chế) và giảm chất lượng môi trường sống đô thị, kìm hãm sự phát triển của kinh tế đô thị…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển giao thông vận tải đô thị, kiểm soát phương tiện cá nhân tại các đô thị lớn Việt NamPHẦN THỨ HAIĐÔ THỊ HÓA TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: THỰC TRẠNG CÁC NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ, KIỂM SOÁT PHƯƠNG TIỆN CÁ NHÂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM PGS.TS Nguyễn Hồng Thái Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt Ùn tắc giao thông (UTGT) là một vấn đề nan giải đối với hầu hết các thànhphố lớn trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đangphát triển. Hệ lụy của UTGT ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hộinhư làm tăng thời gian đi lại, tăng tiêu hao nhiêu liệu và hao mòn phương tiện, tăngchi phí đi lại, tăng lượng khí thải và tiếng ồn, làm giảm sự cơ động của giao thôngđô thị, tác động xấu đến tâm lý của người tham gia giao thông (tạo sự căng thẳng;ức chế) và giảm chất lượng môi trường sống đô thị, kìm hãm sự phát triển của kinhtế đô thị… Theo đánh giá của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tổn thấtkinh tế do UTGT tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minhcó thể lên đến từ 2% đến 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vì vậy, việc nghiêncứu đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu UTGT cho các đô thị lớn của ViệtNam là rất cần thiết và cấp bách. Từ khóa: Giao thông đô thị, ùn tắc giao thông 1. Những vấn đề tồn tại của giao thông vận tải đô thị Việt Nam Một là: Sự mất cân đối giữa mạng lưới đường đô thị với phương tiện giaothông đô thị Kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông còn thiếu nghiêm trọng và hết sức lạchậu: Quĩ đất dành cho giao thông hiện rất thấp, hiện quĩ đất giành cho giao thôngcủa Hà Nội mới bằng (25%) và thành phố Hồ Chí Minh bằng 1/5 (20%) so với yêucầu. Kết cấu hạ tầng khu vực nội đô của hai thành phố hầu như vẫn giữ nguyên hiệntrạng của mấy chục năm trước đây mặc dầu dân số đã tăng lên gấp nhiều lần vớinhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước. + Kết cấu hạ tầng (KHHT) giao thông hết sức lạc hậu không thể triển khai cóhiệu quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Các tuyến đường thường rất hẹphiện còn hơn 40% đường ngõ và hẻm có chiều rộng nhỏ hơn 7m lại bị lấn chiếmnghiêm trọng tạo thành những vùng trắng không thể tổ chức vận tải hành khách côngcộng bằng xe buýt (không có lối vào không có chỗ quay đầu xe, không có điểm đỗ). + KCHT giao thông rất mất cân đối và không đồng bộ: Đường được phân bốkhông đều, mất cân đối giữa các khu vực và các quận, giữa giao thông động và giao 143thông tĩnh. Hầu hết các nút giao thông là giao đồng mức, nhỏ và hẹp, tạo ra ùn tắcvào các giờ cao điểm. Tải trọng cầu đường ở một số tuyến đặc biệt ở thành phốHCM còn thấp không đồng bộ. Hệ thống cấp thoát nước kém gây ngập lụt và gópphần gây ùn tắc giao thông vào mùa mưa. Nhìn chung có sự mâu thuẫn gay gắt giữa tốc độ đô thị hoá, tốc độ gia tăngdân số, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và sự tăng thêm không đáng kể của KCHTgiao thông. KCHT GTVT đã chịu quá tải tới nhiều lần do sự gia tăng dân số và pháttriển kinh tế ở 2 thành phố. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mất cân đối nóitrên là do chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của mạng lưới đường đô thị làkết cấu phi sản xuất, vì vậy mà trong thời gian dài không nghiên cứu quy hoạchphát triển mạng lưới đường đô thị, chỉ tiến hành đầu tư nhỏ giọt, chắp vá cho việcxây dựng đường đô thị. Hai là: Sự mất cân đối giữa không gian đô thị và các tuyến đường trụccủa đô thị với mật độ dân cư đô thị Nói chung, không gian đô thị nước ta chật hẹp với mật độ dân cư rất cao. Sovới đô thị của các nước phát triển Âu Mỹ, mật độ dân cư này cao đến gần 10 lần,mật độ kiến trúc và tần số xe chạy cũng cao hơn 5-7 lần. Do không gian đô thị chậthẹp, nên diện tích đất dành cho giao thông thấp, trong đô thị có ít các tuyến đườngtrục, kết cấu đường rất chưa hợp lý, mỗi km2 diện tích đất đô thị mới chỉ có khoảng3 km đường, hơn nữa trung tâm các đô thị lớn và đô thị trung bình của nước tathường là nơi tập trung sự hoạt động của các ngành công thương, văn hoá, giáo dục,y tế, làm cho người xe đi lại chen chúc, xe chạy với tốc độ thấp gây ra nhiều sự cốgiao thông. Nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra tình trạng diện tích đất đô thị bìnhquân đầu người của nước ta bị giảm đi nhanh chóng, dẫn đến giao thông đô thị bịquá tải là hiện tượng dân cư nông thôn nhập cư quá mức vào các ...

Tài liệu được xem nhiều: