Danh mục

Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em ở trường mầm non

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.28 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em ở trường mầm non đề cập đến cách hiểu về khả năng sáng tạo của trẻ mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, các hoạt động có thể hỗ trợ trẻ phát triển khả năng sáng tạo và vai trò của giáo viên mầm non đối với phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em ở trường mầm nonHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0087Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 3-11This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON Nguyễn Thị Như Mai Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sáng tạo được coi là một năng lực quan trọng cần được phát triển ở con người. Cần phải tạo điều kiện cho sáng tạo phát triển ngay từ khi trẻ em ở tuổi mầm non. Bài viết đề cập đến cách hiểu về khả năng sáng tạo của trẻ mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, các hoạt động có thể hỗ trợ trẻ phát triển khả năng sáng tạo và vai trò của giáo viên mầm non đối với phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ em. Từ đó, đề xuất một số việc cần làm đối với đào tạo giáo viên mầm non trước đòi hỏi của việc giáo dục sáng tạo cho trẻ em hiện nay. Từ khóa: sáng tạo, phát triển khả năng sáng tạo, trẻ mầm non, giáo viên mầm non, trường mầm non.1. Mở đầu Sáng tạo ngày nay được coi là một năng lực rất quan trọng cần phát triển ở con người vì vaitrò to lớn của nó đối với bản thân con người và với xã hội. Trong 12 kĩ năng sống cần thiết củacon người thế kỉ XXI được UNICEF đề cập, sáng tạo đứng ở vị trí đầu tiên [1]. Theo quan điểmcủa nhiều tổ chức giáo dục châu Âu, sáng tạo có mặt trong tất cả 8 kĩ năng chính cần hình thànhcho con người: giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, giao tiếp bằng ngoại ngữ, toán học-khoa học-côngnghệ, kĩ năng máy tính, khả năng học cách học, năng lực xã hội và công dân, có sáng kiến vàtinh thần kinh doanh, nhận thức về văn hóa và thể hiện [2]. Các khảo sát quốc tế đối với giáoviên, cha mẹ, các nhà quản lí đều cho kết quả giống nhau: năng lực sáng tạo rất quan trọng vàcần thiết phải đưa vào chương trình giáo dục [3]. Trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lí học, vấn đềsáng tạo ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn. Từ năm 1990 đến 2015 số lượng các nghiêncứu nhiều hơn hơn 2 lần so với tổng số nghiên cứu từ năm 1990 trở về trước [3]. Các tạp chíkhoa học chuyên về chủ đề sáng tạo cũng ra đời như Tạp chí Nghiên cứu Sáng tạo (CreativityResearch Journal), Tạp chí Hành vi sáng tạo (Journal of Creative Behavior), Tạp chí Tâm líhọc về thẩm mĩ, sáng tạo và nghệ thuật (Psychology of Aesthetics, Creativity and the Arts), Tạpchí Quốc tế về phát triển tài năng và sáng tạo ( International Journal of Talent Development andCreativity)…[3]. Thấy rõ vai trò quan trọng của việc giáo dục con người sáng tạo, Đảng và Nhà nước ViệtNam cũng đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới là “Chú trọnggiáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị côt lõi…” trong Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XIII [4;tr.136]. Để có năng lực sáng tạo cần phải tạo điều kiện cho sáng tạo phát triển ngay từ thời thơ ấu.Điều này thúc đẩy các nghiên cứu về sáng tạo ở trẻ em. Ngoài các nghiên cứu tâm lí học về vấnđề sáng tạo của con người theo 5 hướng chính: định nghĩa và mô tả về sáng tạo, nguồn gốc củaNgày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Như Mai. Địa chỉ e-mail: nhumai@hnue.edu.vn 3 Nguyễn Thị Như Maisự khác biệt cá nhân về năng lực sáng tạo, biểu hiện của sáng tạo, mối quan hệ giữa sự sáng tạovà rối loạn tâm thần, xác định và đo lường khả năng sáng tạo [3] với các tên tuổi như H.Gardner[5], T.Lubart [3], C. Pactau [6],… có thể kể đến một số hướng nghiên cứu chủ yếu sau về sángtạo ở trẻ em: - Quan niệm về khả năng sáng tạo ở trẻ em và các biểu hiện của sáng tạo ở trẻ. - Đánh giá khả năng sáng tạo ở trẻ em. - Cách thức phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em. với các tác giả như J.C. Kaufman, R.A.Beghetto [7], M. Besancon, T.Lubart [8], [9]…Nhiều tác giả nghiên cứu sâu về sáng tạo ở trẻ mầm non như M.C. Landry [10], C.Schuhld [11],A.Charneau, K.Rebecchi [12] và nhiều tên tuổi khác. Ở Việt Nam, nghiên cứu về sáng tạo ở trẻ mầm non cũng được nhiều tác giả quan tâm. Cócác nghiên cứu đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mầm non thông qua trắc nghiệm, nhiều nhấtlà thông qua trò chơi [13], [14]; những nghiên cứu về tổ chức các hoạt động, nhất là hoạt độngvui chơi và hoạt động nghệ thuật, để phát triển tính sáng tạo ở trẻ mầm non, kể cả trẻ có nhu cầuđặc biệt [15], [16]... Gần đây, nghiên cứu áp dụng một số phương pháp phát triển khả năng sángtạo của trẻ mầm non như phương pháp Reggio Emilia cũng nở rộ [17]. Bài viết làm rõ cách hiểuvề khả năng sáng tạo của trẻ mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng sángtạo của trẻ, các phương pháp giáo dục tiên tiến, các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: