Danh mục

Phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam dưới góc độ địa lí kinh tế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Muốn phát triển kinh tế quốc gia vừa phải lựa chọn đúng các ngành, lĩnh vực để phát triển; vừa phải tổ chức lãnh thổ hay xây dựng lãnh thổ quốc gia hợp lí. Xây dựng giang sơn đất nước luôn luôn là vấn đề hệ trọng. Muốn có phương án hợp lí, nhất thết phải dựa trên tư duy và quan điểm địa kinh tế. Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ trình bày một số vấn đề được coi là quan trọng để những ai quan tâm có thêm thông tin tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam dưới góc độ địa lí kinh tếJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0021Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 143-148This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA LÍ KINH TẾ Ngô Thúy Quỳnh Khoa Quản lí Nhà nước về Đô thị và Nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt. Với ý định hình thành những đầu tàu kinh tế để bứt tốc nền kinh tế quốc gia, từ năm 2004 Chính phủ Việt Nam đã triển khai thí điểm việc phát triển khu kinh tế ven biển đầu tiên ở Chu Lai Quảng Nam. Đến năm 2008 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định phê duyệt đề án quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển đến năm 2020. Từ đó đến nay trên phạm vi cả nước đã hình thành 15 khu kinh tế ven biển nhưng cũng chưa thu được những kết quả như mong muốn (thu hút vốn đầu tư chưa nhiều, chưa thu hút được những Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, giá trị sản lượng cũng như việc làm tạo ra còn hạn chế, diện tích đất đai để lãng phí...). Trước tình hình như vậy, tác giả kiến nghị ở Việt Nam nên hình thành một số lãnh thổ đầu tàu kinh tế thay vì phát triển ồ ạt các khu kinh tế ven biển như vừa qua. Đó là cách làm hợp về lí thuyết và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Từ khóa: Khu kinh tế ven biển, lãnh thổ đầu tàu kinh tế, quản lí phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển.1. Mở đầu Ngày 23/9/2008 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt đềán Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020; theo đó ở ven biển nướcta sẽ hình thành 15 khu kinh tế. Đó là Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng),Nghi Sơn (Thanh hóa), Đông Nam Nghệ An (Nghệ An), Vũng áng (Hà Tĩnh), Hòn La (QuảngBình), Chân Mây- Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi),Nam Phú Yên (Phú Yên), Văn Phong (Khánh Hoà), Định An (Trà Vinh), Phú Quốc (Kiên Giang)và Năm Căn (Cà Mau). Đến năm 2010 ba tỉnh được Thủ tướng cho phép về chủ trương thành lậpkhu kinh tế ven biển, đó là Thái Bình (Khu kinh tế Diêm Điền), Nam Định (Khu kinh tế Ninh Cơ )và Quảng Trị (Khu kinh tế Đông nam Quảng Trị). Tổng diện tích đất liền và mặt nước của 15 khuvào khoảng 69 nghìn ha (trong đó diện tích đất liền để bố trí các dự án sản xuất khoảng 20 nghìnha) [1, 3, 4, 5]. Muốn phát triển kinh tế quốc gia vừa phải lựa chọn đúng các ngành, lĩnh vực để phát triển;vừa phải tổ chức lãnh thổ hay xây dựng lãnh thổ quốc gia hợp lí. Xây dựng giang sơn đất nước luônluôn là vấn đề hệ trọng. Muốn có phương án hợp lí, nhất thết phải dựa trên tư duy và quan điểmđịa kinh tế. Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ trình bày một số vấn đề được coi là quan trọng đểnhững ai quan tâm có thêm thông tin tham khảo.Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/1/2016Liên hệ: Ngô Thúy Quỳnh, e-mail: ngothuyquynhadp@gmail.com 143 Ngô Thúy Quỳnh2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tình hình phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam: Sự bất ổn và những vấn đề cần suy ngẫm Đối với 15 khu kinh tế đang hoạt động, các địa phương đã tích cực triển khai xây dựng kếtcấu hạ tầng kĩ thuật và thu hút dự án để phát triển sản xuất. Sau gần 10 năm triển khai, nhìn chungcác khu kinh tế đã có được một số thành tựu nhưng chưa đáng kể và chưa được như mục tiêu đặtra ban đầu. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay diện tích đất của các dự án đầu tư sản xuất kinhdoanh trong các khu kinh tế ven biển mới đạt khoảng 9% tổng diện tích đất dành cho sản xuấtkinh doanh. Nếu so với các khu công nghiệp trong cả nước, quy mô các khu kinh tếven biển lớngấp khoảng 10 lần nhưng sự đóng góp về chỉ tiêu sản xuất và nộp ngân sách thì lại thấp hơn rấtnhiều. Tổng doanh thu những năm gần đây từ các khu kinh tế ven biển mới được khoảng 6 - 8 tỉUSD/năm và nộp ngân sách hằng năm chỉ khoảng 500 - 600 triệu USD. Bảng 1. Một số chỉ tiêu về phát triển khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến hết năm 2014 Năm TT Khu kinh tế thành Đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước lập Vốn đăng Vốn thực Vốn đăng Vốn thực Dự án Dự án kí, tỉ hiện, tỉ kí, tr $ hiện, tr. $ VND ...

Tài liệu được xem nhiều: