Danh mục

Phát triển kinh tế biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.65 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này phân tích các nguồn lợi cho phát triển kinh tế và hiện trạng của các ngành kinh tế biển tại Khánh Hoà, một trong những tỉnh có nền kinh tế biển hàng đầu của Việt Nam, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các ngành kinh tế biển với sự phát triển nền kinh tế nói chung của tỉnh và vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Khánh Hòa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 95-102 PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VÀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH KHÁNH HÒA Trần Thị Hồng Nhung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: trannhungvnh@gmail.com Tóm tắt. Nghiên cứu này phân tích các nguồn lợi cho phát triển kinh tế và hiện trạng của các ngành kinh tế biển tại Khánh Hoà, một trong những tỉnh có nền kinh tế biển hàng đầu của Việt Nam, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các ngành kinh tế biển với sự phát triển nền kinh tế nói chung của tỉnh và vấn đề xóa đói giảm nghèo. Từ khóa: Khánh Hòa, kinh tế biển, phát triển, xóa đói giảm nghèo. 1. Mở đầu Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, kinh tế biển nổi lên như một lĩnh vực thu hút mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia giáp biển. Các ngành kinh tế này không chỉ đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân mà còn giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho khá nhiều lao động tại vùng ven biển, khu vực tập trung dân cư đông đúc. Đối với Khánh Hòa, một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, kinh tế biển càng có vai trò quan trọng. Được thiên nhiên ưu đãi một vùng biển giàu có, Khánh Hòa có điều kiện phát triển một nền kinh tế biển hoàn chỉnh với đầy đủ các ngành, các lĩnh vực: thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển. . . Trong những năm gần đây, các lĩnh vực kinh tế này có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn tỉnh, nhất là vấn đề xóa đói giảm nghèo 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các nguồn lợi tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở Khánh Hòa Đường bờ biển của Khánh Hòa dài 385km và 135km đường bờ ven đảo (chỉ tính các đảo ven bờ). Vùng biển Khánh Hòa tính từ đường đẳng sâu 200m trở vào bao gồm 1000km2 thềm lục địa, 100km2 đầm, vịnh, phá. Đó là chưa tính đến 165km2 đất mặn có thể được khai thác để nuôi trồng thủy sản và rừng ngập mặn. Khánh Hòa có ba vịnh lớn: Vịnh Vân Phong có tổng diện tích 435km2, trong đó có bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn rộng 13.000ha. Nước vịnh rất trong với độ sâu trung bình 20m. Vịnh Nha Trang nước sâu, cát vàng, có nhiều đảo bao quanh nên được xếp là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Vịnh Cam Ranh là một vịnh kín do được chắn bởi 95 Trần Thị Hồng Nhung các đảo và bán đảo nên nước trong và rất yên tĩnh. Diện tích của vịnh là 60km2 và độ sâu trung bình 18 – 20m. Ngoài ra, trong vùng biển Khánh Hòa còn có hơn 200 đảo lớn nhỏ ven bờ và quần đảo Trường Sa, một trong hai quần đảo lớn nhất của Việt Nam [7]. Với diện tích gấp đôi đất liền, vùng biển Khánh Hòa có nhiều nguồn lợi để phát triển kinh tế biển đa dạng và năng động. - Nguồn lợi thủy sản và đặc sản biển Biển Khánh Hòa có dòng hải lưu Bắc – Nam Thái Bình Dương chảy qua nên khá giàu có về thủy sản. Trữ lượng hải sản của vùng biển Khánh Hòa khoảng 150.000 tấn, trong đó 70% là cá nổi. Khả năng khai thác cho phép là khoảng 70.000 tấn/năm. Nguồn thủy sản của Khánh Hòa tập trung chủ yếu ở ngoài khơi nên phương tiện khai thác chính là tàu lớn, có thể bảo quản để đánh bắt dài ngày. Nguồn nhiệt dồi dào còn tạo điều kiện thuận lợi cho san hô phát triển. Tại vùng biển Khánh Hòa, các nhà khoa học đã phát hiện được 350 loài san hô, chiếm 40% tổng số loài san hô trên thế giới [7]. Ngoài các loài thủy sản thông thường như cá, tôm, mực, ốc. . . , vùng biển Khánh Hòa có có hơn 600 loài đặc sản, trong đó loại có giá trị kinh tế cao nhất là yến sào. Không chỉ giàu có về thủy sản thuận lợi cho đánh bắt ven bờ cũng như xa bờ, vùng biển Khánh Hòa còn có điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản. Với tám cửa lạch và hai đầm vịnh, khả năng nuôi các loại thủy hải sản cả nước mặn và nước lợ của Khánh Hòa là rất lớn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của Khánh Hòa hiện nay là 5000 ha. Ngoài ra, tại vùng đất mặn ven biển, người dân cũng có thể cải tạo các đầm nuôi thủy sản, trại sản xuất tôm giống hay các cánh đồng muối, góp phần đa dạng hóa ngành nghề và nâng cao thu nhập. - Tài nguyên du lịch biển Dọc bờ biển Khánh Hòa có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Nha Trang (gần trung tâm thành phố), Bãi Tiên (phía Bắc thành phố), bãi Dốc Lết (Ninh Hòa), bãi Đại Lãnh (Vạn Ninh) và Bãi Dài (Cam Ranh). Những bãi tắm của Khánh Hòa đều có nước trong xanh, cát sạch và vàng, lại có những nhánh núi đâm sát ra biển tạo nên những cảnh quan rất kì thú. Khí hậu của Khánh Hòa mang tính chất nhiệt đới tương đối ôn hòa, mùa mưa ngắn. Những điều kiện này đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách nội địa cũng như quốc tế đến nghỉ mát hầu như quanh năm. Vùng biển Khánh Hòa tập trung nhiều đảo lớn nhỏ có khả năng tổ chức các hoạt độ ...

Tài liệu được xem nhiều: