Phát triển kinh tế thủ đô nhanh và bền vững
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 410.83 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đi sâu phân tích thực trạng phát triển kinh tế Hà Nội thời gian qua, tìm ra những điểm nghẽn và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế thủ đô nhanh và bền vững PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ NHANH VÀ BỀN VỮNG TS. Nguyễn Hồng Sơn ThS. Đào Ngọc Lưu Viện nghiên cứu Phát triển KT- XH Hà Nội Tóm tắt Quan điểm phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã trở thành một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới1. Với vị thế là Thủ đô,“trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”, Hà Nội đã quán triệt nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế theo hướng nhanh và bền vững, được cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Thời gian qua, kinh tế Hà Nội liên tục đạt mức tăng trưởng cao so với cả nước, tuy nhiên, xét dưới góc độ bền vững, còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng phát triển kinh tế Hà Nội thời gian qua, tìm ra những điểm nghẽn và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng nhanh và bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Bền vững, tăng trưởng, văn hóa, xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu. 1. Thực trạng phát triển kinh tế Thủ đô thời gian qua Kinh tế Hà Nội phát triển theo hướng ngày càng gia tăng về quy mô và tốc độ. Khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, việc mở rộng địa giới hành chính là những áp lực lớn lên các chỉ số cân đối vĩ mô, yêu cầu về cải thiện chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng hiện đại và bền vững. Tuy nhiên, kinh tế Thủ đô vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng và phát triển ổn định. Tăng trưởng GRPD trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2016 bình quân đạt 10,04% gấp 1,57 lần so với cả nước (6,38%). Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người) 1 Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. 413 năm 2006 là 16 triệu đồng, năm 2010 đạt 37,2 triệu đồng, năm 2016 đạt 79,4 triệu đồng (tăng gần gấp 5 lần so với 2006). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành cơ cấu mới với chất lượng cao hơn, trong đó dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo. Đến cuối năm 2016, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 57,28%, công nghiệp - xây dựng đạt 29,69% và ngành nông nghiệp còn 3,22%. Các cân đối vĩ mô của kinh tế Thủ đô tương đối ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số CPI hàng năm của Hà Nội theo xu hướng giảm dần năm 2010 là 9,6%, năm 2011 là 11,8%, năm 2013 là 6,4%, 2014 tăng 4,7%, năm 2015 tăng 0,7%, năm 2016 tăng 3%. Quy mô thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố đều đạt và vượt kế hoạch. Cơ cấu thu theo hướng bền vững, ổn định. Đến năm 2016, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 186.935 tỷ đồng vượt 110,3% dự toán. Chi ngân sách địa phương thực hiện 74.479 tỷ đồng, ưu tiên chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung cho đầu tư phát triển. Vốn đăng kí ngoài ngân sách đã thu hút được 439,2 nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư nước ngoài 3,11 tỷ USD. Vốn đầu tư xã hội thực hiện đạt 278 nghìn tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn trên địa bàn Hà Nội được đầu tư mạnh, phát triển đồng bộ, hiện đại. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Hạ tầng nông thôn được ưu tiên nguồn lực phát triển mạnh gắn với Chương trình Nông thôn mới (100% các xã của các huyện ngoại thành được bê tông hóa đường liên xã, liên thôn, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học). Đến hết năm 2016, trên địa bàn có 255/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% tổng số xã (cả nước đạt 20%). Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, gắn với đô thị sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường. Với trên 200 nghìn doanh nghiệp, chiếm 25% số lượng doanh nghiệp của cả nước, thành phố coi việc quan tâm, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính quyền Thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt, nhiều giải pháp điều hành nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm đồng thời, tập trung các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Năm 2016, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao với 22.666 doanh nghiệp mới (tăng 18% so với cùng kỳ). 414 Hà Nội đã và đang từng bước cải cách từng khâu, từng bước trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp; môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng. Hoạt động cải cách thủ tục hành chính tập trung vào việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ, ưu đãi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh. Năm 2016, Hà Nội đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp như Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu đến năm 2020, chỉ số PCI của Hà Nội nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước;… An sinh xã hội được đảm bảo, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Trong những năm qua, kinh tế phát triển mạnh mẽ đã góp phần nân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế thủ đô nhanh và bền vững PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ NHANH VÀ BỀN VỮNG TS. Nguyễn Hồng Sơn ThS. Đào Ngọc Lưu Viện nghiên cứu Phát triển KT- XH Hà Nội Tóm tắt Quan điểm phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã trở thành một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới1. Với vị thế là Thủ đô,“trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”, Hà Nội đã quán triệt nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế theo hướng nhanh và bền vững, được cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Thời gian qua, kinh tế Hà Nội liên tục đạt mức tăng trưởng cao so với cả nước, tuy nhiên, xét dưới góc độ bền vững, còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng phát triển kinh tế Hà Nội thời gian qua, tìm ra những điểm nghẽn và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng nhanh và bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Bền vững, tăng trưởng, văn hóa, xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu. 1. Thực trạng phát triển kinh tế Thủ đô thời gian qua Kinh tế Hà Nội phát triển theo hướng ngày càng gia tăng về quy mô và tốc độ. Khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, việc mở rộng địa giới hành chính là những áp lực lớn lên các chỉ số cân đối vĩ mô, yêu cầu về cải thiện chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng hiện đại và bền vững. Tuy nhiên, kinh tế Thủ đô vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng và phát triển ổn định. Tăng trưởng GRPD trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2016 bình quân đạt 10,04% gấp 1,57 lần so với cả nước (6,38%). Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người) 1 Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. 413 năm 2006 là 16 triệu đồng, năm 2010 đạt 37,2 triệu đồng, năm 2016 đạt 79,4 triệu đồng (tăng gần gấp 5 lần so với 2006). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành cơ cấu mới với chất lượng cao hơn, trong đó dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo. Đến cuối năm 2016, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 57,28%, công nghiệp - xây dựng đạt 29,69% và ngành nông nghiệp còn 3,22%. Các cân đối vĩ mô của kinh tế Thủ đô tương đối ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số CPI hàng năm của Hà Nội theo xu hướng giảm dần năm 2010 là 9,6%, năm 2011 là 11,8%, năm 2013 là 6,4%, 2014 tăng 4,7%, năm 2015 tăng 0,7%, năm 2016 tăng 3%. Quy mô thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố đều đạt và vượt kế hoạch. Cơ cấu thu theo hướng bền vững, ổn định. Đến năm 2016, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 186.935 tỷ đồng vượt 110,3% dự toán. Chi ngân sách địa phương thực hiện 74.479 tỷ đồng, ưu tiên chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung cho đầu tư phát triển. Vốn đăng kí ngoài ngân sách đã thu hút được 439,2 nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư nước ngoài 3,11 tỷ USD. Vốn đầu tư xã hội thực hiện đạt 278 nghìn tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn trên địa bàn Hà Nội được đầu tư mạnh, phát triển đồng bộ, hiện đại. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Hạ tầng nông thôn được ưu tiên nguồn lực phát triển mạnh gắn với Chương trình Nông thôn mới (100% các xã của các huyện ngoại thành được bê tông hóa đường liên xã, liên thôn, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học). Đến hết năm 2016, trên địa bàn có 255/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% tổng số xã (cả nước đạt 20%). Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, gắn với đô thị sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường. Với trên 200 nghìn doanh nghiệp, chiếm 25% số lượng doanh nghiệp của cả nước, thành phố coi việc quan tâm, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính quyền Thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt, nhiều giải pháp điều hành nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm đồng thời, tập trung các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Năm 2016, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao với 22.666 doanh nghiệp mới (tăng 18% so với cùng kỳ). 414 Hà Nội đã và đang từng bước cải cách từng khâu, từng bước trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp; môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng. Hoạt động cải cách thủ tục hành chính tập trung vào việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ, ưu đãi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh. Năm 2016, Hà Nội đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp như Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu đến năm 2020, chỉ số PCI của Hà Nội nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước;… An sinh xã hội được đảm bảo, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Trong những năm qua, kinh tế phát triển mạnh mẽ đã góp phần nân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế thủ đô Quy mô phát triển kinh tế Kinh tế địa phương Chính sách an sinh xã hội Mô hình tăng trưởng kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 7
107 trang 504 0 0 -
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 126 0 0 -
Quan điểm của Minh Mạng về an sinh xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 trang 111 0 0 -
346 trang 103 0 0
-
124 trang 100 0 0
-
9 trang 83 0 0
-
Chủ nghĩa hướng ngoại và ý định mua hàng ngoại của người tiêu dùng đô thị Việt Nam
14 trang 78 1 0 -
9 trang 42 0 0
-
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế
14 trang 40 2 0 -
Khung hướng dẫn số 4480/BKHĐT-TH 2013
76 trang 39 0 0