Nội dung tài liệu Phát triển kinh tế trông cây với kĩ thuật gây trồng Gấc, Rau Mầm, Cọc dậu, Hông, Lát Mexico trình bày nguyên lý kỹ thuật gieo tạo cây con giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây nói chung và sau đó đi vào thực hành gây trồng: Gấc, rau mầm, cọc dậu, hông lát Mexico. Chúng đều là những loài có giá trị, nhiều triển vọng đem lại thu nhập cao cho người trồng cây thời hội nhập. Đồng thời sách còn đề cập tới thị trường WTO, sân chơi cạnh tranh của các sản phẩm từ cây trồng… Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế trông cây với kĩ thuật gây trồng Gấc, Rau Mầm, Cọc dậu, Hông, Lát Mexico: Phần 1
TS. LẺ HỒNG PHÚC
Kĩ thuật gây trổng Gấc, Rau Mầm, Cọc dậu, Hông, Lát Mexico
ầ nhà xuất bàn nồng nghiệp
TS. L Ê HÒNG PHÚC
TRONG CÃY
PHÁT TRIỂN KINH TÉ
Kỹ thuật gây trồng Gấc, Rau Mầm,
Cọc dậu, Hông, Lát Mexico
NHÀ XUẮT BẢN NÔNG N G H IỆP
HÀ NỘI - 2009
I
G IỚ I T H IỆ U
Việc trồng cây phục vụ đời sống, trồng cây nhằm phát triển
kinh tể, xỏa đói giảm nghèo, vươn lên làm giầu là mục tiêu hàng
đầu mà ngành nông nghiệp nước ta, bà con nông dân ta đang
hướng tới. Trồng cây gì để phát triển kinh tế, làm cho dân ta
giầu, nước ta mạnh? Ngoài những loài cây như Cao su, Hồ tiêu,
Điều, Cafẻ, Cây ăn quả, Hoa, Cây cảnh... còn những cây nào có
thể trồng cây phát triển kinh tế, làm giầu hiện nay? Muốn trồng
cây đảm bảo sổng thì phải làm gì và làm như thể nào?
‘T rồ n g cây p h á t triển kinh tế ” là cuốn sách đã được tác giả
Lê Hồng Phúc trình bày ngắn gọn mà Nhà xuất bản Nông
nghiệp đang trân trọng giới thiệu cùng quý vị sẽ góp phần giải
đáp câu hỏi trên.
Nội dung sách cho biết nguyên li kỹ thuật gieo tạo cây con
giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây nói chung và sau
đỏ đi vào thực hành gây trồng: Gấc, Rau Mầm, Cọc dậu, Hông,
Lát Mexico. Chúng đều là những loài có giá trị, nhiều triển
vọng đem lại thu nhập cao cho người trồng cây thời hội nhập.
Đồng thời sách còn đề cập tới thị trường WTO, sân chơi cạnh
tranh của các sản phẩm từ cây trồng... Phần nguyên lí ươm,
trồng, chăm sóc, bảo vệ cây là “cẩm nang” hướng dẫn bà con
khi ươm trồng cây. Phần kỹ thuật trồng cụ thể, tác giả tập
trung giới thiệu 5 loài, chắc chắn sẽ giúp bà con nắm được kỹ
thuật căn bản để có thể gây trồng đạt hiệu quả. Phần thị
trường thời hội nhập tác giả đã tóm tắt những điểm cốt lõi giúp
3
bà con hiểu rõ về WTO, về tiêu chuẩn GAP, về Chứng chỉ rừng,
những vấn đề cốt lõi, nóng bỏng mà người trồng cây ngày nay
phải hiểu thấu và vận dụng ngay vào chính những nông lầm
phẩm mà bà con sản xuất ra... Nhà xuất bản Nông nghiệp vui
mừng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách: “Trồng cây phát
triển kinh tế - Kỹ thuật gây trồng Gấc, Rau Mầm, Cọc Dậu,
Hông, Lát Mexico” cùng quý vị. Sách khó tránh khỏi còn
nhiều thiếu sót, NXB mong nhận được ỷ kiến góp ý xây dựng
chân tình của quỷ vị...
Hy vọng cuốn sách góp phần đáp ứng yêu cầu, mong mỏi
của bà con khi giải bài toán trồng cây phát triển kỉnh tế, trồng
cây làm giầu thời hội nhập.
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
4
Mở đầu
Cây cỏ, hoa trái có ý nghĩa sống còn; đóng vai trò cực kì quan
trọng, vai ừò không thể thiếu đối với đời sống con người. Không
có cây, không trồng cây: Con người sẽ không có lương thực, thực
phẩm; Không có cỏ chăn nuôi gia súc, thức ăn chăn nuôi gia cầm;
Không cỏ củi để đun nấu thức ăn - sưỏi ấm; Không có gỗ để tiêu
dùng; Không có sợi để dệt quần áo mặc; Không có gỗ để làm nhà
ở, nơi làm việc, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí; Không có
nhiều phương tiện đồ dùng thiết yếu; Không có giấy để học tập,
làm việc, ữao đổi thông tin... Nói cách khác, nếu không có rừng,
không có thực vậưcỏ cây, không hồng cây... thì từ lương thực,
thực phẩm, hoa ừái... đến gỗ, giấy và nhiều đồ dùng thiết yếu
khác phục vụ đời sồng con người đều không có! Quan ừọng hơn,
mất thảm cây, mất thảm thực vật rừng thì thiên tai, bão, lũ, lụt,
úng, hạn, sâu, nấm gây bệnh cho cây trồng - vật nuôi; bệnh tật
hiểm nghèo cho con người ngày một gia tăng, trầm trọng hơn,
khốc liệt hơn, nguy hại hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
sống, đến tài sản và đến ngay cả tính mạng con người trong cộng
đồng xã hội. Không có cây cỏ, thực vật thì hiệu ứng nhà kính gia
tăng, trái đất nóng lên, môi trường sinh thái - nơi ở của con người
bị ảnh hưởng nghiêm trọng...
Những giá trị và lợi ích mà cây cỏ, thực vật đem lại cho con
người quả là vô hạn, quả là không thể phủ nhận; quả là không
thể tính đếm...
Vì vậy con người cần phải ươm trồng cây, chăm sóc bảo vệ
cây. Quan niệm sai lầm ở một số người đã coi cây cỏ, rừng cây
“là trời sinh, là san có, là vô tận, là cứ chặt, là nó lại mọc, là
chặt có làm sao đâu??'. Tập quán canh tác lạc hậu du canh, du
5
cư đã tàn phá nhiều diện tích rừng. Bà con chỉ thấy lợi ích trước
mắt là làm sao có lưorng thực nuôi sống gia đình mà sẵn sàng
chặt cây, chặt phá rừng... Một số người chỉ vì lợi ích làm giầu đã
sẵn sàng bất chấp luật pháp ngăn cấm, vào rừng chặt phá lấy gỗ
đem bán... Xin hãy dừng tay! Rừng cây không phải là vô tận.
Chặt rừng, chặt cây là cắt đi nguồn sống của chính mình, là đem
đến thảm họa thiên tai bão, lụt, giông tố... cho chính mình, gia
đình mình và cho toàn xã hội...
Trong hồng cây thì việc gieo ươm, trồng cây, chăm sóc, bảo
vệ cây đều là những nội dung sâu rộng. Ở đây, trong cuốn sách
nhỏ này chỉ tóm tắt một số vấn đề chính, ở mức tối thiểu, đạt yêu
cầu cần và đủ, nhằm giúp bà con hiểu và vận dụng được một số
kiến thức cơ bản nhất, phục vụ việc trồng cây làm giầu thời hội
nhập... Trồng cây gì? Nuôi con gì? Luôn là câu hỏi của bà con
cần được giúp đỡ giải đáp. Cuốn sách hy vọng góp phần giải đáp
câu hỏi đầu tiên. Nội dung sách chỉ giới thiệu tóm tắt lí thuyết
ươm trồng cây nói chung và thực hành trồng 5 loài: Một loài cây
thuốc, một loài cho nhiên liệu sạch, hai loài cây lấy gỗ và một
loại cung cấp thực phẩm sạch - bổ dưỡng rất được công chúng
ưa chuộng.
6
Chương 1
NGUYÊN LÝ KĨ THUẬT GIEO ƯƠM CÂY
I. TẠO CÂY CON GIỐNG TỪ HẠT
Làm thế nào để có cây giống? Muốn có cây giống phải gieo
ưorm. Nếu trồng cây mọc từ hạt thì phải có hạt giống; dùng hạt
giống gieo ươm để tạo cây con. Neu trồng cây phân sinh thì phải
lấy hom cành tạo cây hom; hay chiết - ghép cây; hoặc nuôi cấy
mô tế bào.
Hạt giống có ...