Danh mục

Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Rào cản và giải pháp (TS. Hoàng Thu Trang)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số giải pháp để tháo gỡ những rào cản đang cản trở kinh tế tư nhân phát triển cần xây dựng đồng bộ và thực thi có hiệu quả hệ thống các giải pháp như: xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Rào cản và giải pháp (TS. Hoàng Thu Trang) PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 267 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - RÀO CẢN VÀ GIẢI PHÁP TS. Hoàng Thu Trang Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta thời gian qua còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Những tồn tại đó về cơ bản là do việc phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay đang đứng trước những rào cản lớn như: thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập; môi trường pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự hoàn thiện, môi trường kinh doanh vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cao; nhiều quy định pháp luật về kinh tế tư nhân tuy đã được ban hành nhưng chưa được thực hiện nghiêm;... Để tháo gỡ những rào cản đang cản trở kinh tế tư nhân phát triển cần xây dựng đồng bộ và thực thi có hiệu quả hệ thống các giải pháp như: xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân;… Từ khóa: giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân, rào cản trong phát triển kinh tế tư nhân PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM TODAY - BARRIERS AND SOLUTIONS Abstract: In addition to the achieved achievements, the development of the private economy in our country in the past time has many limitations and shortcomings. Basically, these limitations are due to the development of the private economy in our country currently facing major barriers, such as: institutions for enterprise development, entrepreneurs are still inadequate; The legal environment for the private sector is not yet complete, the business environment still has high risks; Many legal provisions on the private economy have been enacted but have not been strictly implemented;... To remove the barriers that are hindering the development of the private economy, it is necessary to build synchronously and implement effectively system of solutions, for example: developing and perfecting the legal framework, creating a safe and convenient investment and business environment for private economic development; improve the effectiveness and efficiency of the State's management in response to private economic development;... Keyword solutions for development of private economy, private economy, barriers in private economic development 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có nhưng bước phát triển vượt bậc, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân 268 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM và góp phần quan trọng vào sự phát triển năng động của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay cũng đang gặp phải những rào cản, những lúng túng, vướng mắc cả về mặt lý luận và thực tiễn…khiến cho phát triển kinh tế tư nhân còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót. Thực tế đó đòi hỏi cần phải tiếp tục xây dựng và triển khai hệ thống các giải pháp nhằm thúc đNy kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng là “một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” như Đảng đã chỉ ra. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân Cùng với việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tại Đại hội VI (1986) đã đánh dấu bước đầu đường lối đổi mới kinh tế trong đó có phát triển kinh tế tư nhân của Đảng thời kỳ đổi mới. Đại hội VI khẳng định, bên cạnh việc “Củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện”(1) thì cũng cần thiết phải “Bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”(2). Điều này có nghĩa là, bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, ở Đại hội VI, các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa đã được thừa nhận sự tồn tại và cho phép hoạt động dưới sự dẫn dắt của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đây có thể coi là bước đột phá đầu tiên của Đảng trong đường lối phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng. Tiếp nối tinh thần của Đại hội VI, Đại hội VII của Đảng tiếp tục khẳng định: cần phải “Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất”(3). Trên cơ sở đó, Đại hội VII cũng chỉ ra rằng: “Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật”(4). Đặc biệt, tại Đại hội VII, Đảng đưa ra chủ trương: “Kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh được pháp luật định”(5); sang đến Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa 7, chủ trương này đã được phát triển thành “N hà nước tiếp tục khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển trong những ngành và lĩnh vực mà luật pháp không cấm”(6). (1) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, N xb.ST, H.1987, tr.44. (2) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, N xb.ST, H.1987, tr.44. (3) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, N xb.ST, H.1991, tr.66. (4) Đả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: