Danh mục

Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội từ lý thuyết đại dương xanh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.58 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội từ lý thuyết đại dương xanh" đưa ra những luận giải rõ hơn về cách hiểu; đặc biệt là việc vận dụng lý thuyết đại dương xanh vào một trường hợp là phát triển loại hình du lịch tâm linh tại Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội từ lý thuyết đại dương xanh PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TẠI CHÙA HƯƠNG, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI TỪ LÝ THUYẾT ĐẠI DƯƠNG XANH Lê Văn Tấn1, Liu Yin Liang2 Tóm tắt: Trong bối cảnh kinh tế thị trường với tính cạnh tranh gay gắt giai đoạn hiện nay, việc doanh nghiệp lựa chọn một cách đi riêng cho mình là thực sự cần thiết nhằm mang lại những hiệu quả tối ưu. Lý thuyết đại dương xanh được hai nhà nghiên cứu W. Chan Kim và Renée Mauborgne đưa ra vào năm 2005 (Chan Kim và Renée Mauborgne, 2017) và nó nhanh chóng được tiếp nhận,vận dụng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, xung quanh cách hiểu và vận dụng lý thuyết này trong thực tiễn hoạt động kinh doanh nói chung, kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nói riêng vẫn còn nhiều điều cần minh định. Bài viết đưa ra những luận giải rõ hơn về cách hiểu; đặc biệt là việc vận dụng lý thuyết đại dương xanh vào một trường hợp là phát triển loại hình du lịch tâm linh tại Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Từ khóa: W. Chan Kim; Renée Mauborgne; Chiến lược “Đại dương xanh”; du lịch tâm linh; Chùa Hương.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến lược “Đại dương xanh” được hai nhà nghiên cứu nổi tiếng là W. Chan Kim,Renée Mauborgne đặt ra và bàn luận khá kỹ lưỡng trong cuốn sách Chiến lược “Đạidương xanh”, xuất bản lần đầu năm 2005. Từ đó cho đến nay, cuốn sách này đã đượctái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng và nhanh chóng trở thành cuốn sách cóảnh hưởng lớn trên toàn thế giới, làm thay đổi tư duy chiến lược trong hoạt động kinhdoanh nói chung, của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nói riêng, nhấtlà thay đổi cách làm, cách vận dụng nó từ những thực tế khác nhau. Dù không còn làhoàn toàn mới, song lý thuyết này hiện nay vẫn cần tiếp tục được phổ biến đến giớikinh doanh, đặc biệt là vấn đề nhìn nhận nó từ những góc độ và áp dụng vào các hoạtđộng dịch vụ khác nhau ở những khuôn khổ không gian lãnh thổ khác nhau. Khôngtuyệt đối hóa và vận dụng cứng nhắc lý thuyết và trong trường hợp đó, sự linh hoạt làyếu tố mà linh hồn của lý thuyết này cần được người đọc nhận ra khi lần đầu tiếp cận. Du lịch tâm linh trên thế giới cũng như ở Việt Nam không còn là quá mới mẻ vàloại hình du lịch này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt gần đây, trongbối cảnh hội nhập, các giá trị truyền thống càng cần được bảo tồn và phát huy trong thựctiễn phát triển thì vấn đề du lịch tâm linh từ việc khai thác các di sản văn hóa tôn giáo tín Khoa Du lịch, Trường Đại học Công đoàn.1 NCS ngành Việt Nam học, Viện VNH&KHPT, ĐHQG Hà Nội.2722 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...ngưỡng càng được quan tâm nhiều hơn. Tại Hội thảo Quốc gia về Không gian văn hóaPhật giáo Bắc Giang (Tây Yên Tử) năm 2023, nhiều tham luận đã dành sự quan tâm đặcbiệt của mình trong việc luận giải về vấn đề văn hóa tâm linh, văn hóa tâm linh Phật giáovà ứng dụng của nó trong khai thác phát triển du lịch tâm linh bên sườn Tây của YênTử (Nguyễn Văn Bốn, Nguyễn Đức Can, Đặng Hoàng Giang, Lê Thị Việt Hà, NguyễnTuấn Anh, Đặng Phương Linh..., 2023). Những nghiên cứu này sẽ là những tham chiếucần thiết để chúng tôi bàn luận về tiềm năng cũng như hướng khai thác phát triển du lịchtâm linh tại Chùa Hương với tinh thần của lý thuyết “Đại dương xanh”.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện nghiên cứu này, về cơ bản chúng tôi sử dụng kết hợp hai phương phápchính: Một là phương pháp hệ thống hóa lý thuyết; hai là phương pháp khảo sát điềndã. Ở phương pháp thứ nhất, trên cơ sở các tài liệu lý thuyết được hai nhà nghiên cứuChan Kim và Renée Mauborgne đặt ra cũng như một số tài liệu khác có liên quan,chúng tôi sẽ khái quát về lý thuyết “Đại dương xanh” để từ đó đưa ra cách hiểu, cáchnhận diện lý thuyết này trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp du lịch lữ hành ởViệt Nam giai đoạn hiện nay như thế nào. Ở phương pháp thứ hai, chúng tôi đã tiếnhành khảo sát điền dã tại một số điểm, khu, ngành du lịch trên địa bàn cả nước để cóthêm những luận giải về sự vận dụng lý thuyết này trong thực tiễn. Từ đó, chúng tôicũng sẽ đưa ra những đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành dulịch tại các điểm, khu du lịch đó trong thời gian tới.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Khái quát về lý thuyết “Đại dương xanh” Theo W. Chan Kim thì “Đại dương xanh” là chiến lược phát triển và mở rộng thịtrường mà trong đó không có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp áp dụngchiến lược này cần tìm ra và theo đuổi một thị trường mới mà chưa có doanh nghiệpnào đi theo hoặc sự cạnh tranh không đáng kể. Đó là giải pháp tối ưu nhất, mang tínhchất “xanh nhất” mà lý thuyết này muốn mang đến cho các nhà kinh doanh, các doanhnghiệp nói chung. Ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: